Bạn đang xem bài viết 9 Mẹo Hạn Chế Tăng Cân Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1/ Bước khởi đầu quan trọngKhó có thể có một mức cân ổn định trong thai kỳ nếu “xuất phát điểm” của bạn quá xấu. Ngoài việc bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trước khi mang thai, bạn cũng nên duy trì trọng lượng trong mức cho phép. Cân nặng thích hợp cũng giúp tăng khả năng thụ thai của bạn lên rất nhiều nữa đấy!
2/ “Nạp” vừa đủ năng lượng cần thiết
Mặc dù cần thêm năng lượng để “chu cấp” cho bé cưng trong bụng nhưng bạn cũng không cần phải ăn thêm quá nhiều. Trung bình, bạn cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ và khoảng 450 calo trong 3 tháng cuối. Tùy mức cân nặng ở thời điểm điểm bắt đầu thai kỳ, mức năng lượng bổ sung này có thể được điều chỉnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên tập trung vào những bữa ăn với nhiều rau xanh và trái cây. Thêm những bữa ăn nhẹ mỗi 3 tiếng giúp bạn hạn chế nạp quá nhiều năng lượng trong mỗi bữa ăn. Những bữa ăn nhẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé cưng mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu để bạn không cảm thấy quá đói vào bữa đêm.
3/ Uống nước đầy đủ
Bổ sung đủ nước khi mang thai vừa giúp bạn tránh tình trạng mất nước, vừa giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên uống đủ 8 ly nước nhỏ mỗi ngày, tương đương với khoảng 3 lít nước. Ngoài ra, bạn cũng nên uống thêm nước sau mỗi giờ tập thể dục.
Uống nước cũng giúp hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi khó chịu khi mang thai. Bạn có thể thêm vài lát cam, chanh để giúp ly nước bớt nhàm chán hơn.
4/ Ăn 1 kèm 1
Bạn không thể mong chờ mình loại bỏ hẳn cảm giác thèm ăn khoai tây chiên hay những chiếc bánh ngọt hấp dẫn trong suốt thai kỳ. Quan trọng là bạn có thể ăn một cách khoa học nhất. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thử áp dụng chiến thuật “ăn 1 kèm 1”. Có nghĩa là, nếu bạn ăn một món gì đó không tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung thêm một món ăn dinh dưỡng đi kèm. Chẳng hạn như nếu muốn ăn gà rán, bạn đừng quên mua thêm một phần salad đi kèm để bảo đảm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
5/ “Măm măm” tinh bột dạng phức tạp
Carbohydrates hay còn gọi là tinh bột, đường là người bạn tốt và thân thiết đối với phụ nữ mang thai, nhất là những mẹ bầu đang trải qua tình trạng ốm nghén nghiêm trọng. Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì trắng, cơm, mì ống làm tăng lượng đường trong máu nhưng lại không mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng như các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên chăm chỉ “nạp” những loại tinh bột phức tạp như bánh mì ngũ cốc, gạo lứt… Nó không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp bạn no lâu và giảm bớt cảm giác thèm ăn những món “độc hại”.
6/ Bắt đầu với một bài tập thể dục đơn giản
Đi bộ không chỉ giúp bạn giới hạn chế tăng cân khi mang thai, nó còn giúp bạn giảm bớt những khó chịu và đau nhức trong thai kỳ, nhất là trong những tháng cuối. Mẹ bầu có thể bắt đầu với 10 phút đi bộ mỗi ngày và tăng dần thêm 10 phút sau mỗi tháng luyện tập.
MarryBaby
Có Nên Hạn Chế Ăn Tinh Bột Để Tránh Tăng Cân Khi Đang Mang Thai?
Chào bác sĩ, em 25 tuổi đang mang thai ở tháng thứ 5 năm và tăng hơn 8kg, em thấy sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, nhiều chị ở cơ quan khuyên em trong suốt thai kỳ chỉ nên tăng 12kg là tốt nhất, như em là tăng cân quá nhanh. Em cũng sợ nếu tăng cân nhiều quá sau này sẽ khó nên em định không ăn hoặc ăn rất ít tinh bột để tránh tăng cân nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, em ăn như vậy khi mang thai có được không, có ảnh hưởng ì đến thai nhi không? Em xin cảm ơn! (Lê Diệu Hân).
Diệu Hân thân mến!
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang thai, người mẹ khỏe mạnh sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt về sau. Chính vì vậy, việc ăn uống đầy đủ thời gian này là vô cùng cần thiết.
Có nhiều chị em ăn uống tốt nên tăng cân nhanh và nhiều trong thời kỳ mang thai. Thực tế, tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng là điều không tốt, vì nó có thể kéo theo nhiều bệnh đi kèm như huyết áp cao, tiểu đường thai kì… Đặc biệt, tăng cân nhiều trong thai kì cũng làm các mẹ gặp muôn vàn khó khăn với việc giảm béo sau sinh. Vì thế nhiều chị em đã hạn chế ăn tinh bột cho thực đơn của mình để tránh tăng cân quá nhiều.
Thế nhưng, tinh bột là nguồn dinh dưỡng có vai trò tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, tinh bột cũng có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không thể tự ý không ăn hoặc ăn rất ít tinh bột nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng vì thế để có một chế độ dinh dưỡng đúng cách, mẹ bầu cần ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột (gạo, ngô, bánh mì, khoai, miến), chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo và vitamin (rau, củ, quả). Khẩu phần ăn giàu chất nào hơn cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất.
Mặt khác, trong thời gian mang thai, lượng hormon thay đổi tác động lớn nhu cầu đường trong máu. Việc ăn uống đủ chất tinh bột sẽ giúp cung cấp lượng carbohydrate thường xuyên, đảm bảo đủ lượng đường trong máu, giúp chống lại mệt mỏi ở các mẹ.
Bên cạnh đó, trong thời gian này, mẹ bầu cần tuyệt đối không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc không đảm bảo vệ sinh… để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ… Không dùng thức uống có cồn và caffeine như bia, rượu vì chúng có thể gây tổn hại cho sự phát triển của thai nhi.
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ và con, bạn nên đi khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa. Bạn tuyệt đối không được tự điều chỉnh chế độ ăn của mình khi chưa biết mình cần bổ sung và hạn chế dưỡng chất nào.
Chúc mẹ con bạn vui khỏe!
Mẹo Không Tăng Cân Quá Mức Kiểm Soát Khi Mang Thai
Không tăng cân quá nhiều khi mang thai luôn là vấn đề mà các mẹ bầu rất quan tâm. Béo phì, tăng cân quá nhanh khi mang thai sẽ không tốt cho cả người mẹ lẫn đứa con trong bụng.
Thai phụ quá thừa cân sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ nhưng giảm cân không đúng cách lại càng là điều không nên vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy cách giúp không tăng cân quá nhiều như thế nào, mời theo dõi bài viết của ngày hôm nay.
Cách giảm cân dành cho bà bầu
Mẹo không tăng cân quá đà khi mang thai
Nên ăn những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như hoa quả, ngũ cốc, thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo khác
Cung cấp đủ axit folic và sắt cho cơ thể phát triển được khoẻ mạnh
Lượng calo cho một người phụ nữ béo phì khi mang thai nạp vào cơ thể không được quá 2000 calo/ngày
Chia các khẩu phần ăn của mình chia ra làm các bữa nhỏ và không được bỏ bữa
Việc ăn uống phải thật khoa học, có khả năng kiểm soát được cân nặng kết hợp với sự vận động thường xuyên như đi bộ hay tập những bài thể dục nhẹ đảm bảo tốt cho cả những đứa con của mình
Thường xuyên đến bác sĩ để khám kiểm tra sức khoẻ và được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý
Không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo
Không sử dụng những đồ uống hay thức ăn có chứa đường, cà phê, không uống rượu uống bia, các loại đồ uống có cồn, không hút thuốc,…
Hạn chế tối đa việc ăn quà vặt đặc biệt là những món nhiều đường, mỡ
Người mang bầu có thể sử dụng con đường ăn kiêng thay cho con đường ăn uống thông thường
Trung bình một phụ nữ có cân nặng tiêu chuẩn khi bắt đầu mang thai sẽ tăng từ 11- 13.5 kg so với trước đó. Theo nghiên cứu, bạn nên tăng khoảng 1-2 kg trong 3 tháng đầu và tầm khoảng 0.5 kg/tuần trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm trà giảm cân golean detox của chúng tôi, hoàn toàn tự nhiên, yên tâm giảm cân không lo sức khoẻ.
9 Biện Pháp Ngăn Ngừa Tình Trạng Tăng Cân Quá Nhanh Khi Mang Thai
Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của bạn tăng nhanh chóng dù vậy chúng lại không mang lại nhiều calo cho cơ thể.
Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ, đau lưng, khó thở vì vậy chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ
Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của bạn trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi.
Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.
Thay bánh ngọt bằng các loại hạt sấy khô
Thay vào đó, hãy chuẩn bị một ít trái cây sấy khô hoặc các loại hạt, bánh quy giòn không đường để nhâm nhi trong ngày. Nếu bạn ở nhà, hãy thay những thức ăn đó bằng sữa chua hoặc trứng gà đã luộc chín.
Ăn chậm, nhai kỹ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.
Ăn bữa sáng đầy đủ
Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả bạn và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.
Nên ăn đồ luộc, hấp
Các món ăn chiên, xào với quá nhiều dầu mỡ chỉ làm bạn béo phì thêm thôi chứ không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho em bé cả. Vì thế, nhớ thường xuyên ăn các món luộc, hấp… vừa giữ được hương vị của thức ăn vừa khiến bạn đỡ béo hơn.
Đừng quên uống đủ nước
Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
Đừng ăn cho hai người
Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con. Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng lên không ngờ đấy.
Tập thể dục đều đặn
Nếu bạn đang mệt mỏi hoặc ốm nghén thì rất khó để có thể ngồi dậy tập thể dục nhưng đây lại là hoạt động có lợi cho bà bầu. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân. Ngoài ra thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh.
Theo các nghiên cứu, cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này bạn không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.
Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Mẹo Hạn Chế Tăng Cân Khi Mang Thai trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!