Bạn đang xem bài viết Chế Độ Luyện Tập Cho Người Bệnh Tiểu Đường Thế Nào Là Tốt được cập nhật mới nhất trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chế độ luyện tập cho người bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Việc luyện tập thường xuyên và đúng cách, phù hợp với sức khỏe là một phương pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân đái tháo đường. Đặc biệt, đối với các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Thì tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị ưu tiên và cần phải được lên kế hoạch chi tiết.
Lý do cần có chế độ luyện tập cho người bệnh tiểu đường
Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Người bệnh nên thực hiện và duy trì chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi tập thể dục. Không phải tập luyện thể thao đều mang lại hiệu quả và tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có chế độ tập luyện, vận động đúng cách mới mang lại hiệu quả.
Ngoài nguyên nhân do yếu tố di truyền thì nguyên nhân chính là xuất phát từ việc người bệnh có những thói quen sinh hoạt không tốt như ăn quá nhiều và không tập thể dục. Ngoài ra, cũng vì sự phát triển của các phương tiện đi lại và phủ sóng mạnh mẽ của Internet và truyền hình nên con người ít vận động thể thao hơn trước.
Hiệu quả của việc luyện tập ở người bệnh tiểu đường
Hiệu quả tức thì
Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose trong máu như một nguồn năng lượng và có tác dụng giảm lượng đường huyết. Đặc biệt nếu vận động sau bữa ăn sẽ có hiệu quả ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu sau ăn và giảm lượng đường huyết.
Hiệu quả lâu dài
Nếu bệnh nhân duy trì tập luyện thể thao trong vài tháng, người bệnh sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp. Tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin. Nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Hiệu quả khác
Ngoài ra, việc tập luyện thể thao còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường.
Những người không có thói quen tập thể dục có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi bắt đầu tập luyện. Ví dụ như leo cầu thang cũng cảm thấy đau đớn, nhưng vì sức mạnh thể chất sẽ được cải thiện khi họ tiếp tục tập thể dục. Nên việc tập luyện sẽ dễ dàng hơn và bệnh nhân sẽ thích nghi dần dần. Khi thể lực của bệnh nhân được cải thiện, họ có thể tập luyện các bộ môn thể thao, và tạo ra lối sống khoa học.
Các bài tập dành cho người bị bệnh tiểu đường
Đi bộ
Bài tập này cực kỳ đơn giản và tiện lợi, gần như bạn có thể tập ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Đi bộ rất được ưa chuộng và luôn được gợi ý cho những bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể đi bộ nhanh trong khoảng 30–60 phút/lần và 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Thái Cực quyền
Bài tập này bao gồm những chuyển động chậm rãi, nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc và cơ thể tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2009 trên 62 phụ nữ đã cho thấy: so với nhóm chỉ sinh hoạt bình thường thì nhóm có tham gia tập Thái Cực quyền sẽ có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe hơn – kiểm soát mức đường huyết, tràn đầy sức sống, năng lượng và sức khỏe tinh thần cũng trở nên tốt hơn.
Yoga
Yoga bao gồm những bài tập kết hợp các chuyển động nhịp nhàng tác động lên dòng chảy trong cơ thể. Tăng cường sự dẻo dai, sức mạnh và sự cân bằng. Tập yoga cực kỳ tốt cho những người mắc các căn bệnh mãn tính, kể cả bệnh tiểu đường. Chúng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, cải thiện các chức năng thần kinh, từ đó nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Yoga có tác động lên các khối cơ và do đó cũng có thể cải thiện mức đường huyết.
Nhảy múa, khiêu vũ
Không chỉ tốt cho cơ thể, khi tập nhảy bạn sẽ phải ghi nhớ các bước nhảy và chuỗi động tác. Từ đó có thể giúp cải thiện năng lực trí não tốt hơn. Nhảy múa sẽ là một hoạt động thể chất vui vẻ, dễ dàng thực hiện thường xuyên hơn.
Người tập sẽ có thể giảm cân, tăng cường độ linh hoạt. Đồng thời giảm được mức đường huyết cũng như xua tan mọi căng thẳng. Kể cả những người bị hạn chế về khả năng thể chất cũng có thể thử các bài tập nhảy với ghế (Chair dancing). Vì vậy, nhảy múa là bài tập mà tất cả mọi người đều có thể lựa chọn. Một người lớn khoảng 68kg sẽ đốt cháy được 150 calo chỉ trong 30 phút luyện tập.
Bơi lội
Khi bạn đi bơi, các bó cơ sẽ được giãn ra và nghỉ ngơi, các khớp cũng không còn phải chịu nhiều áp lực nữa. Do đó, bơi lội là hoạt động cực kỳ thích hợp cho người bị hoặc có khả năng bị bệnh tiểu đường. Chúng giúp cải thiện nồng độ cholesterol, đốt cháy nhiều calo hơn và giảm stress cho bạn.
Những lưu ý trong chế độ luyện tập cho người bệnh tiểu đường
Chuẩn bị trước khi tập
Trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo bài tập đó an toàn. Lựa chọn môn tập thích hợp với tình trạng bệnh của bạn. Trong thời gian dài chưa tập, bạn hãy bắt đầu thật chậm rãi để cơ thể thích ứng.
Kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập cho tới khi bạn nắm rõ được cơ thể mình phản ứng với các bài tập thế nào.
Nếu bệnh nhân tập thể dục 30 phút đến 2 giờ sau bữa ăn, sẽ mang lại hiệu quả để ngăn ngừa tăng đường huyết sau bữa ăn. Nhưng nếu điều đó khó thực hiện, hãy chọn thời gian phù hợp nhất với bản thân.
Để hạn chế chấn thương và tai nạn do tập thể dục, bệnh nhân nên dừng luyện tập khi tình trạng thể chất xấu. Khi bắt đầu tập thể dục, nếu cảm thấy cơ thể yếu trong khi tập, hãy ngừng tập thể dục.
Thận trọng khi tập thể dục
Để tránh chấn thương và tai nạn, bệnh nhân hãy tập những bài tập giãn cơ trước và sau khi tập thể dục
Trước, trong và sau khi tập luyện, đảm bảo cơ thể đủ nước
Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh trường hợp hạ đường huyết khi đang tập thể dục
Đặc biệt, những người đang điều trị bằng thuốc có thể bị hạ đường huyết khi tập thể dục. Sau khi tập thể dục và vào ngày hôm sau nên bệnh nhân cần chú ý hơn. Hãy suy nghĩ về các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chọn giày phù hợp để tập thể dục: Người bệnh nên chọn giày phù hợp để tập luyện thể thao
Các trường hợp phải ngưng tập luyện
Khi thời tiết xấu (quá lạnh hoặc quá nóng)
Khi cơ thể không khỏe (lạnh, sốt, mệt mỏi, thiếu ngủ, người nôn nao,…)
Huyết áp cao hơn bình thường
Khi nhịp tim bị gián đoạn, không đều
Đau cơ, khớp đầu gối và hông
Tránh tập thể dục khi
Khi đói
Sáng sớm (nghỉ ngơi) trước bữa sáng
Đêm khuya
Nhiệt độ cao hoặc thấp
Nếu các triệu chứng sau xuất hiện trong khi tập thể dục, hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức:
Đánh trống ngực và khó thở
Chóng mặt, nhức đầu, ra mồ hôi lạnh, run rẩy, tê bàn tay và ngón tay
Cảm thấy đau và tức ngực, đau bụng
Đau ở các khớp đầu gối, hông
Hãy luôn chú ý đến tình trạng cơ thể của bạn. Nếu bạn đang trở nên hít thở gấp hơn, hoa mắt, chóng mặt hay đau đầu nhẹ, hãy ngừng tập. Đồng thời, báo cho bác sĩ biết các triệu chứng lạ mà bạn đang gặp phải để được tư vấn tốt nhất.
Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường
Với chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường, sẽ không đạt hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. Hãy vui vẻ luyện tập với mục tiêu dài hạn và làm theo khả năng của riêng bản thân người bệnh.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người bệnh tiểu đường chỉ cần tập luyện 30-45 phút, đều đặn mỗi ngày là đã có thể cảm nhận sự cải thiện rõ rệt về vóc dáng lẫn sức khỏe. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có 3 nhóm bài tập để lựa chọn và thay đổi.
Lưa chọn các nhóm tập cơ bản
Bài tập thể lực:
Giúp tuần hoàn máu, hỗ trợ tim và xương, giảm stress
Tập ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút/lần
Cường độ tập vừa phải, có thể chia thành bài tập nhỏ
Đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,…
Bài tập cơ bắp
Cải thiện insulin, giảm glucose máu, hỗ trợ cơ xương
Tập ít nhất 2 ngày/tuần
Cường độ vừa phải, tập ở nhà hoặc phòng tập
Tập tạ, hít đất, các lớp tập thể lực…
Bài tập co giãn
Tăng độ linh hoạt ở khớp, tránh chấn thương khi tập
5-10 phút trước và sau khi tập luyện
Co giãn vừa phải, dừng lại khi bị đau
Yoga, thái cực quyền, khởi động căn bản
Tập thể dục theo lịch trình cụ thể
Hãy kết hợp tập luyện vào cuộc sống hàng ngày. Vào các ngày trong tuần, nếu bệnh nhân quá bận rộn không có thời gian tập luyện. Hãy cố gắng tăng rèn luyện cơ thể dù chỉ một chút. Cụ thể như
Tập 3 ngày trở lên/ tuần – Tổng cộng hơn 150 phút mỗi tuần
( Khuyến khích tập luyện 3 ngày trở lên)
Dành thời gian mỗi lần tập luyện khoảng 10 đến 30 phút mỗi ngày (những người có sức mạnh thể chất tốt có thể tập 60 phút mỗi lần)
Đi bộ vào một thời điểm nhất định những ngày cuối tuần, tham gia vào các câu lạc bộ thể thao,… Bệnh nhân hãy tự lên kế hoạch tập thể dục cho riêng mình.
Số lượng bài tập mỗi ngày: Khoảng 10.000 bước đi bộ, tương ứng với tiêu thụ năng lượng khoảng từ 160 đến 240 kcal.
Tạo lịch tập cũng giúp theo dõi kết quả của bài tập. Nếu người bệnh đặt mục tiêu và ghi lại kết quả, bản thân sẽ có động lực tập thể dục. Hãy in ra và sử dụng ghi chú trong tập “lịch tập thể dục mỗi ngày”.
Kết hợp các thiết bị hỗ trợ tập thể dục
Các thiết bị khác nhau hỗ trợ các bài tập như máy đo bước chân, máy đo lượng hoạt động, máy đo nhịp tim,… Giúp người bệnh thấy tiêu chuẩn về số lượng bài tập trong ngày và hiệu quả của bài tập một cách trực quan.
Tên thiết bị Máy đo bước chân/ máy đo lượng hoạt động Máy đo nhịp tim đeo ở ngực Máy đo nhịp tim ở tay Đồng hồ đeo tay
Phương pháp đo lường Tính toán số bước/ calo khi di chuyển Đo nhịp tim bằng điện cực Đo nhịp tim bằng cảm quang Đo nhịp tim bằng điện cực
Vị trí đeo Eo, túi Ngực cổ tay Cổ tay Cổ tay
Tính năng khi sử dụng – Có thể cài vào túi hoặc gắn vào phần thân – Có thể đo lường trong khi tập luyện (tùy thuộc vào bài tập thể dục) – Gặp một vài khó khăn khi cài thiết bị này ở vòng ngực – Có thể đo lường trong khi tập luyện(đo lường không chuẩn khi da khô) – Dễ dàng đeo giống như một chiếc đồng hồ đeo tay – Có thể tính toán lượng calo và đo bước chân– Có thể đo lường trong khi tập luyện (tùy thuộc vào bài tập thể dục) – Dễ dàng đeo giống như một chiếc đồng hồ đeo tay – Chỉ đo được khi không hoạt động thể chất (không đo được khi tập luyện thể thao)
Ngay cả khi thời tiết xấu với mưa hoặc tuyết, hoặc thời tiết quá nóng và quá lạnh. Người bệnh có thể dễ dàng tập thể dục trong nhà bằng cách sử dụng thiết bị tập thể dục. Các thiết bị phù ngoài các loại thiết bị tập thể dục nhịp điệu như tập bằng xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ.
Tìm người đồng hành tập thể dục
Để duy trì tập thể dục, gia đình bệnh nhân nên cùng nhau luyện tập. Tập thể dục một nhóm sẽ dễ dàng hơn là tập thể dục một mình. Giao tiếp với bạn bè thông qua các môn thể thao, khuyến khích. Tạo động lực cho nhau là một cách duy trì luyện tập.
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường cũng như chế độ ăn uống là một trong những điểm quan trọng trong điều trị tiểu đường. Nhằm cải thiện đường huyết và cải thiện bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân không kiên nhẫn, sẽ không thể duy trì tập luyện lâu dài và sẽ gây gánh nặng tinh thần, áp lực lên quá trình chữa bệnh.
Vì Sao Bệnh Tiểu Đường Lại Gầy? Ăn Gì Để Tăng Cân Cho Người Tiểu Đường
Ngoài ra, nhiều người bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột có sự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sang ăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống ít vận động. Tuyến tụy của họ không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường để sản xuất lượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh tiểu đường.
5 lời khuyên nền tảng sau có thể cho bạn một vài gợi mở thiết thực về việc ăn uống:
Ăn gì để tăng cân cho người tiểu đường?
Bạn có biết, không ít trường hợp, có một số bị giảm cân nhanh mà không biết là do bệnh gì? Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân sụt cân nhanh. Thực tế bệnh tiểu đường thường dẫn đến hiện trạng sụt cân không mong muốn. Nếu lờ đi vấn đề này không kịp thời cải thiện cân nặng thì sức khỏe bệnh nhân sẽ rất dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực về sau. Vậy đâu là các lưu ý, thông lệ khác biệt đối với hấp thu dinh dưỡng tăng cân ở đây?
1. Tăng cường protein và calories để tăng cân cho người tiểu đường
Để tăng nhanh lượng calories cùng protein chủ chốt cho cơ thể, nguồn thực phẩm người tiểu đường nên ưa chuộng là hạt – ngũ cốc, trứng và thịt đỏ (nạc, không mỡ). Bên cạnh 2 yếu tố thiết thực: giàu giá trị dưỡng chất, tránh được hiện trạng tăng cân bất thường, khó kiểm soát; dùng thường xuyên, vừa đủ các nhóm thức ăn kể trên, còn đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự điều tiết lượng đường trong máu. Đặc biệt với hạt và ngũ cốc, ngoài thêm vào bữa chính, bạn có thể bổ sung trực tiếp chúng như bữa phụ (món uống, bánh quy, salad,..) ngon miệng.
Dưỡng chất quý giá khác là chất xơ và khoáng, lại tìm thấy dễ dàng trong nhiều nguồn rau củ xanh tự nhiên. Tích cực “xanh hóa” bữa ăn với người tiểu đường thậm chí còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe hơn nhiều, so với thực đơn dinh dưỡng thông thường.
Bạn có thể tin dùng một vài đề cử rau củ xanh lý tưởng, như: bí ngô, măng tây; bông cải, cà rốt, khổ qua và hầu hết các loại rau lá xanh sẫm màu.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc bổ sung cacbonhydrat (đường bột) cần để tăng cân, nên dựa chủ yếu vào nguồn trái cây tươi và ngũ cốc nguyên chất lành mạnh. Tuy nhiên, nên cân nhắc giữ hàm lượng nạp vào ở mức thật kiểm soát, khoa học.
Những gợi ý lý tưởng giúp bạn tăng cân trong trường hợp này, gồm: ngũ cốc; bánh quy, bánh nướng, bánh mì nguyên cám ít đường sữa; trái cây: táo, chuối, cam, quả việt quất và tất cả các đề cử khác cho vị ngọt cùng lượng tinh bột tự nhiên vừa phải.
4. Trao đổi dinh dưỡng giúp người tiểu đường tăng cân
Món ăn, thức uống nào cung ứng tốt năng lượng, nhưng lại gây hại cho đường huyết về lâu dài? Ngược lại, nhóm thực phẩm gì nên tích cực hấp thu mỗi ngày? Hãy trò chuyện và nói ra những điều bạn thắc mắc hoặc lo ngại, để chủ động tăng cân một cách khoa học, trong khi vẫn duy trì tốt chất lượng sức khỏe.
Kết hợp dinh dưỡng với vận động tăng cơ – tăng cân là tiến trình phù hợp bạn nên theo đuổi; để hạn chế tối thiểu tình trạng tăng cân bất thường, đồng thời cải thiện cân nặng tích cực nhất có thể. Lời khuyên của chuyên gia là: hãy khởi động chương trình tập cục bộ, cho các nhóm cơ chính (cơ tay, chân, lưng, ngực và bắp đùi trên); trong thời gian 2-3 lần mỗi tuần.
Bên cạnh đó, cần chú trọng bổ sung đồng thời các gợi ý thực phẩm thích hợp, tốt cho sự phát triển cơ bắp, nhằm đẩy nhanh hiệu quả nỗ lực vận động của bạn.
Những điều cần lưu ý để tăng cân cho người tiểu đường đúng cách
Sút cân nhanh là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường type 2. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu bệnh không được điều trị hay đường huyết không được kiểm soát tốt. Nếu bị sút cân kéo dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, làm giảm khả năng chống chọi bệnh và khiến cho biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề phải cân nhắc khi thay đổi trọng lượng cho người tiểu đường là cân nặng tăng có thể kéo theo đường huyết tăng. Vì vậy bạn phải có phương pháp tăng cân đúng cách, chúng tôi có 2 cách tăng cân dành cho người bị tiểu đường:
Bạn có thể cảm thấy no sau khi ăn một lượng thức ăn rất nhỏ. Nếu điều này đúng với trường hợp của bạn, việc ăn ba bữa chuẩn mỗi ngày sẽ khiến bạn không ăn đủ cho từng bữa đó. Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn và ăn thường xuyên hơn.
Ăn từ năm đến sáu bữa mỗi ngày thay vì hai hoặc ba bữa thông thường.
Thêm các món đặc biệt vào đồ ăn để hấp thụ nhiều calo hơn.
Ăn nhiều hết mức có thể trong mỗi bữa.
Ngũ cốc, mỳ sợi và bánh mỳ nên được làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tránh các sản phẩm đã qua chế biến.
Ăn nhiều hoa quả, rau củ; sản phẩm từ sữa; các loại quả hạch, hạt và thịt nạc.
Bạn cũng có thể thử các thức uống lắc hoặc sinh tố.
Như thường lệ, hãy kiểm soát chế độ ăn của mình để duy trì lượng đường phù hợp trong cơ thể.
3. Tránh uống các loại nước trước khi ăn
Nhiều người cảm thấy rằng họ ăn không còn ngon miệng khi sử dụng đồ uống trước bữa ăn. Dùng đồ uống sẽ khiến bạn cảm thấy no trước khi thực sự ăn bất kỳ thứ gì. Hãy tránh tình trạng này bằng cách không uống gì ít nhất nửa tiếng trước bữa ăn. Nếu bạn muốn uống thứ gì đó trước bữa ăn; hãy đảm bảo đồ uống này chứa chất dinh dưỡng và calo.
Nếu bạn thích ăn nhẹ giữa các bữa chính trong ngày, hãy đảm bảo những món ăn đó cung cấp giá trị dinh dưỡng cao. Các bữa ăn nhẹ sẽ là nhiên liệu bổ sung cho cơ thể nhằm duy trì sức khỏe của bạn giữa các bữa chính; chứ không phải cơ hội để bạn nhấm nháp những thức ăn có hại, đặc biệt khi bạn mắc chứng tiểu đường. Để tăng cân, bạn cần hấp thụ lượng calo nhiều hơn cũng như những chất dinh dưỡng phù hợp. Hãy thử một trong số những món ăn sau để đảm bảo rằng bạn có đủ cả calo và chất dinh dưỡng trong bữa ăn nhẹ của mình:
Tăng lượng đường bột là cách thức tuyệt vời để lên cân và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, những bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý rằng các chất đường bột có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết. Hãy thử ăn những món sau để cung cấp đường bột cho cơ thể mà không tăng đường huyết đến mức nguy hiểm.
6. Tăng cân bằng cách ăn các loại chất béo phù hợp
Chất béo là một trong những loại đồ ăn chứa nhiều calo nhất. Với chế độ ăn nhiều chất béo, quá trình tăng cân sẽ diễn ra rất nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với sức khỏe của bạn, không phải mọi loại chất béo đều giống nhau. Chất béo không bão hòa dạng đơn và đa được coi là chất béo “tốt” với liều lượng vừa phải; và bạn luôn luôn nên tránh các loại chất béo hòa tan và chất béo chuyển hóa. Hãy ăn một số món sau để hấp thụ được các loại chất béo lành mạnh nhất trong chế độ ăn của mình.
Dùng dầu ô-liu hoặc dầu hạt cải khi nấu ăn.
Ăn các loại quả hạch, hạt và quả bơ.
Thử bơ lạc tự nhiên, bơ hạt điều hoặc bơ hạnh nhân.
Như thường lệ, hãy kiểm soát mức đường huyết khi bạn thay đổi chế độ ăn để giữ lượng đường này ở mức an toàn.
Không phải ai cũng có mục tiêu cân nặng khỏe mạnh như nhau bởi cơ thể mỗi người một khác. Rất nhiều người không hiểu cân nặng khỏe mạnh là gì; và vì lý do đó, họ cố gắng hướng tới những mục tiêu sai lệch. Thiếu hay thừa cân đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, vì vậy hãy phấn đấu đạt mức cân nặng cơ thể tốt nhất.
Chỉ số phổ biến nhất để xác định cân nặng lý tưởng là BMI, hoặc chỉ số khối cơ thể.
Có rất nhiều phần mềm tính toán trên mạng có thể giúp bạn xác định chỉ số BMI của mình.
Công thức sử dụng để tính chỉ số BMI theo hệ thống đo lường của Anh là cân nặng (đơn vị pound, hoặc lb) / [chiều cao (đơn vị inch)]2 x 703[9]
Công thức sử dụng để tính chỉ số BMI theo hệ thống đo lường quốc tế là cân nặng (đơn vị kilogram) / [chiều cao (đơn vị mét)] 2[10]
Nhìn chung, chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 thể hiện cân nặng cơ thể bình thường.
Về cốt lõi, bạn sẽ tăng cân khi nạp vào lượng calo lớn hơn. Khi ăn nhiều hơn, bạn sẽ tăng cân. Tuy nhiên, bạn vẫn nên học cách ước lượng mức calo mình cần hàng ngày để tăng cân.
Tính số calo bạn nạp vào hàng ngày qua ăn uống.
Bổ sung thêm 500 calo mỗi ngày trong một tuần. Kiểm tra xem bạn có tăng cân không.
Nếu bạn không tăng cân, hãy tăng thêm 500 calo mỗi ngày vào tuần sau đó.
Hãy thực hiện như vậy cho tới khi cân nặng bắt đầu tăng lên. Duy trì lượng calo nạp vào cho tới khi đạt được cân nặng khỏe mạnh.
Lượng calo nạp vào ước tính để lên cân là khoảng 3.500 calo mỗi ngày. Lượng calo này sẽ giúp bạn tăng khoảng 0,45 kg.
Nâng tạ hoặc rèn luyện sức mạnh là cách tốt nhất để chuyển hóa lượng calo được nạp thêm vào cơ bắp.
Tập thể dục là cách tuyệt vời và lành mạnh để đạt được mục tiêu của bạn.
Luôn luôn kiểm soát mức đường huyết của bạn khi thay đổi chế độ ăn.
Đừng cố đẩy nhanh quá trình để đạt được mục tiêu. Hãy từ từ xem xét đồ ăn nào bạn ưa thích và có lợi nhất cho bạn.
Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu xem họ cho rằng cách nào sẽ là tốt nhất để bạn tăng cân; và vẫn kiểm soát được chứng tiểu đường của mình.
Bệnh tiểu đường là gì? Bạn sẽ không bao giờ lo lắng nếu biết 10 điều này
Bệnh tiểu đường ăn hải sản được không? Món ăn hải sản cho người bệnh
Bị tiểu đường có nên ăn trái cây không? Các loại trái cây tốt cho người tiểu đường?
Bệnh Nhân Tiểu Đường Uống Sữa Có Đường Được Không? Người Tiểu Đường Uống Sữa Gì?
Carbohydrate tồn tại dưới dạng lactose trong sữa, đây là một loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một khẩu phần sữa 250ml chứa 12g carbohydrate là lượng carbohydrate bệnh nhân nên chú ý.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bệnh nhân nên cân nhắc hàm lượng carbohydrate trong bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Bệnh nhân kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn có thể giúp xác định loại thực phẩm nào và nên ăn với số lượng bao nhiêu, ảnh hưởng tới lượng đường trong máu như thế nào.
Bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên uống 1 hoặc 2 khẩu phần sữa mỗi ngày, cung cấp 15 – 30g carbohydrate. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể thay đổi lượng sữa này.
Sữa bò bổ sung canxi vào chế độ ăn uống nhưng có tác động tới lượng đường trong máu, chính vì vậy người mắc bệnh tiểu đường phải cân nhắc lựa chọn thay thế bằng loại sữa khác. Bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu người tiểu đường uống sữa gì là tốt nhất.
1. Uống sữa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa uống sữa và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 :
Một nghiên cứu năm 2011 được xuất bản trên Journal of Nutrition đã theo dõi 82.000 phụ nữ mãn kinh không mắc bệnh tiểu đường trong suốt 8 năm và tính toán lượng hấp thụ sản phẩm sữa của những người tham gia, bao gồm sữa và sữa chua. Họ đưa ra kết luận như sau:
Đồng thời cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên hấp thu lượng sữa cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp có các lối sống khác như: ít tiêu thụ đồ uống chứa đường, các loại thịt đỏ và thịt chế biến hay thường xuyên ăn loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa thấp, tải lượng đường huyết thấp hơn. Vì thế, nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu thấp hơn là do tác động nào thì cần có nhiều nghiên cứu hơn.
Thông qua việc kiểm tra tác động của các chất béo bão hòa khác nhau, họ đưa ra kết luận rằng chế độ ăn giàu các loại chất béo bão hòa có trong sữa có tác dụng bảo vệ phòng bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có nhiều cân nhắc khi chọn một loại sữa, tuy nhiên họ nên tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát lượng carbohydrate hơn là lượng chất béo.
Như vậy, những nghiên cứu này đều đưa ra quan điểm rằng không phải tất cả các chất béo đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, kể cả những chất có trong sữa.
2. Người bệnh tiểu đường có uống sữa được không?
“Bệnh tiểu đường uống sữa được không?” hay “Người bệnh tiểu đường uống sữa có đường được không?” còn phụ thuộc vào từng cá nhân và dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
– Mức độ hoạt động
– Lượng calo tổng thể hấp thu
– Phân phối lượng chất béo giữa chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa
– Lượng đồ uống khác
– Kết quả theo dõi đường huyết
Nhìn chung, người bệnh tiểu đường có thể uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày, bệnh nhân nên có xu hướng ăn nhiều sữa chua không đường hơn sữa nguyên chất, do sữa chua lên men được nghiên cứu kỹ và có tải đường huyết thấp hơn.
Tuy nhiên, thay vì uống một loại nước soda, nước ép trái cây hoặc đồ uống ngọt khác, bệnh nhân nên uống một ly sữa.
Các loại sữa được khuyến nghị cho bệnh tiểu đường sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu carbohydrate của từng bệnh nhân.
Người bệnh tiểu đường uống sữa gì phụ thuộc vào sự yêu thích của từng người, phần còn lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lượng carbohydrate tổng thể hàng ngày. Ví dụ, nếu một người bệnh có mục tiêu giảm lượng ăn carbohydrate càng nhiều càng tốt, sữa hạnh nhân và sữa hạt lanh gần như không chứa carbohydrate là sự lựa chọn tuyệt vời.
Tất cả sữa bò đều có chứa carbohydrate và điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là tính toán lượng sữa sao cho phù hợp. Người bệnh tiểu đường uống sữa tươi không đường cũng là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường, nhưng cần chú ý tới thành phần của từng sản phẩm có trên nhãn hàng. Sữa tách béo có thể là một lựa chọn ít chất béo, ít calo hơn cho những người không dung nạp lactose và thích uống sữa bò.
Thực phẩm và đồ uống ít chất béo như sữa tách béo có thể dẫn đến lượng đường trong máu của bệnh nhân cao hơn do hấp thụ nhanh hơn. Do đó, người bệnh cần theo dõi lượng glucose để xác định xem loại sữa nào là tốt nhất đối với mình.
Mặc dù đây chỉ là một vài gợi ý trong nhiều lựa chọn sữa cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng thành phần dinh dưỡng cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các loại sữa khác nhau. Điều quan trọng người bệnh cần lưu ý chọn những loại sữa không đường, nếu những loại sữa này có chứa đường bổ sung, chúng cũng chứa nhiều carbohydrate. Mọi người có thể uống một ly sữa mỗi ngày hơn là uống những đồ uống có hại tới sức khỏe bệnh nhân tiểu đường như nước soda, nước ép trái cây hoặc đồ uống ngọt khác… Còn việc tiểu đường uống sữa gì thì phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh đó để lựa chọn loại sữa phù hợp.
Bạn đang xem bài viết: ” Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì?” tại Chuyên mục: ” Ngân hàng câu hỏi “
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
【Tham Khảo】Tư Thế Yoga Trị Bệnh Tiểu Đường
Bạn hít thở thật sâu giúp đẩy lượng oxy và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Ngoài ra còn giúp làm dịu tâm trí và cấp cho các dây thần kinh thêm năng lượng cần thiết.
– Ngồi trên 1 chiếc thảm tập. Gập chân vào trong hay ngồi chéo chân.
– Duỗi thẳng lưng và giữ cho cằm song song với sàn, để tay trên đầu gối cùng với lòng bàn tay hướng lên và nhắm mắt lại.
– Hít thở sâu và giữ trong vòng 5 tiếng đếm. Rồi thở ra từ từ. Lặp lại quá trình này khoảng trên 10 lần.
– Sau khi làm xong, bạn chà xát lòng bàn tay với nhau giúp tạo nhiệt, đặt lên mắt, rồi từ từ mở mắt ra và mỉm cười.
Lợi ích của tư thế yoga trị bệnh tiểu đường này sẽ giúp kiểm soát được huyết áp cũng như thư giãn tâm trí, cải thiện được tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh, thư giãn cổ và cột sống.
– Đầu tiên nằm phẳng trên 1 chiếc thảm yoga
– Tiếp đến bạn thở ra và đẩy người lên khỏi sàn, lấy chân làm điểm tựa.
– Sau đó, nâng cao cơ thể lên trong khi cổ và phần đầu vẫn giữ nguyên bên trên thảm
– Bạn có thể dùng bàn tay để hỗ trợ thêm
– Để linh hoạt, bạn hãy nắm chặt ngón tay dưới phần hông giúp cho cơ thể căng ra
– Điều cần nhớ là bạn không được làm quá sức hay làm chính mình tổn thương trong khi làm tư thế này.
Cần nhớ: Những người chấn thương ở cổ và lưng nên tránh làm tư thế này.
Tư thế khéo léo này giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Ngoài ra, cũng giúp thư giãn hông, đùi, mắt cá chân, giúp tâm trí nhẹ nhàng, giảm stress, mệt mỏi. Đây cũng là tư thế yoga trị bệnh tiểu đường tuyệt vời đối với những người thường xuyên ngồi.
– Đầu tiên, bạn hãy ngồi trên sàn dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên trên đầu gối. Tiếp đó, bạn hãy ngồi trên gót chân của mình.
– Bạn gập người về phía trước sao cho bụng của bạn đặt trên đùi, tiếp tục duỗi cánh tay của bạn thẳng về phía trước.
– Bạn cũng có thể để trán chạm tới sàn nhà. Đây là tư thế đòi hỏi sự linh hoạt, chính vì vậy, bạn không nên ép cơ thể. Sau 1 thời gian, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với tư thế đó.
– Tư thế này được coi như là tư thế nghỉ ngơi, chính vì vậy bạn nên giữ hơi thở với tốc độ bình thường. Giữ tư thế trong vòng 3-5 phút.
Cần nhớ: Nếu bạn đang mang thai, chấn thương đầu gối hay bị tiêu chảy không được thực hiện tư thế yoga trị bệnh tiểu đường này.
– Đầu tiên, bạn quỳ xuống trên thảm rồi nhẹ nhàng đặt mông lên trên gót chân. Cần nhớ gót chân ở ngay 2 bên hậu môn.
– Bước 2, đặt cả 2 lòng bàn tay lên trên đầu gối, hướng xuống dưới. Bạn hãy nhắm mắt và hít thở thật sâu và đều.
Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường đứng bằng vai này sẽ giúp điều tiết hoạt động của tuyến giáp – bộ phận chịu trách nhiệm cho các hoạt động của toàn bộ cơ thể gồm có hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, sinh sản, điều tiết sự trao đổi chất và hệ thống hô hấp. Ngoài ra, tuyến giáp còn giúp nuôi dưỡng xương sống với nguồn cung cấp máu và oxy, hỗ trợ đánh bại những rối loạn hệ thần kinh và nâng cao sức khỏe.
– Bước 1: bạn nằm trên thảm tập, 2 chân mở rộng ra ngoài
– Bước 2: bạn từ từ nâng chân lên rồi gập đầu gối hay nâng thẳng làm cách bạn thấy thoải mái hơn.
– Bước 3: Bạn đặt lòng bàn tay dọc theo lưng và hông để hỗ trợ, tiếp tục nâng cao cơ thể
– Bước 4: Bạn dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên trên vai. Bạn nhớ luôn thở chậm và gập cằm vào lồng ngực.
– Tiếp theo, khuỷu tay bạn chạm sàn để hỗ trợ lưng. Để nguyên tư thế yoga này trong thời gian càng lâu càng tốt.
– Cuối cùng, khi bạn thấy mỏi hay đau bạn hãy trở về tư thế nằm rồi từ từ hạ thấp cơ thể xuống.
Cần nhớ: Những người đang bị chấn thương phần cổ hoặc chấn thương ở bất cứ phần nào trên cơ thể đều không được áp dụng tư thế này. Trường hợp, bạn bị huyết áp cao thì bạn cần có huấn luyện viên giám sát.
Đây là một tư thế yoga trị bệnh tiểu đường rất tốt cho các đối tượng ngồi hàng giờ dài và có những tư thế xấu, giúp kích thích tuyến giáp, tuyến cận giáp, phổi và bộ phận cơ bụng, cải thiện tiêu hóa và ổn định lượng hormon trong tầm kiểm soát.
Hướng dẫn cách thực hiện:
– Đầu tiên, hãy nằm phẳng xuống sàn nhà rồi duỗi thẳng chân. Bạn đặt cánh tay 2 bên và gập 2 đầu gối sao cho bàn chân phẳng trên sàn nhà.
– Tiếp theo, hãy từ từ nâng chân từ phần hông. Bạn đặt tay lên hông khi nâng cao và dùng bàn tay để hỗ trợ.
– Sau đó, hãy từ từ gập toàn bộ chân và cố gắng dần chạm sàn phía sau đầu cùng ngón chân và thẳng tay để phẳng trên sàn nhà.
– Bạn hãy thở ra trong khi đưa chân lên trên. Trở về tư thế bằng cách nằm nhẹ nhàng trên sàn nhà, và hít vào khi đặt chân xuống. Không đổi tư thể rơi chân đột ngột.
Cần nhớ: Nếu như bạn bị bệnh gan hay lá lách rối loạn, tăng huyết áp, bệnh tiêu chảy, hoặc đang bị kinh nguyệt, chấn thương vùng cổ thì không được làm tư thế này.
– Đầu tiên bạn nằm úp bụng lên thảm, 2 chân mở rộng, tay thì để dọc 2 bên hông.
– Bạn gập đầu gối của bạn và sử dụng 2 tay giữ mắt cá chân. Hít sâu vào, từ từ nâng ngực lên khỏi mặt đất rồi kéo chân lên và ngược lại.
– Hai mắt nhìn thẳng về phía trước cùng 1 nụ cười tươi. Giữ nguyên tư thế đó trong khi thực hiện hơi thở.
– Bạn tiếp tục thở dài sâu như bạn thư giãn trong tư thế này mà không dịch chuyển.
– Không nên thực hiện quá sức dẫn tới đau cơ, giữ nguyên tư thế này sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn. Sau tầm 15-20 giây, bạn thở ra, rồi từ từ thả chân và ngực xuống đất. Thả mắt cá chân và thư giãn.
Tư thế yoga này cực tốt giúp kéo dãn cột sống và thư giãn những cơ bắp của lưng. Ngoài ra, thực hiện tư thế này còn giúp bạn thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng.
– Trước tiên bạn hãy nằm thẳng lên trên thảm tập
– Tiếp đến bạn gập đầu gối rồi đưa chân lại gần hông, lòng bàn chân áp trên mặt đất.
– Từ từ đưa đầu gối bên trái chạm vào mặt đất
– Song song với động tác trên, bạn quay đầu sang bên phải và nhìn vào lòng bàn tay phải. Bạn hãy chắc chắn rằng bả vai chạm vào mặt đất.
– Lúc này, bạn tạo thế cho bả vai nâng lên khỏi mặt đất.
– Khi bạn giữ nguyên tư thế sẽ cảm thấy căng ở vùng đùi, bẹn, cánh tay, cổ, bụng và lưng. Thư giãn sâu với mỗi hơi thở ra.
– Sau tầm 1 vài phút, bạn hãy từ từ quay đầu lại về trung tâm, và duỗi thẳng phần thân và phần chân.
Ngoài thực hiện các tư thế yoga trị bệnh tiểu đường thì người bệnh tiểu đường cũng nên thường xuyên thiền. Các động tác thiền sẽ giúp bạn giảm căng thẳng trong tâm trí và toàn cơ thể. Vấn đề căng thẳng, stress là 1 trong các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường nặng nề hơn.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường tại Chuyên mục: “Tập luyện và giữ gìn sức khỏe”.
https://kienthuctieuduong.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Luyện Tập Cho Người Bệnh Tiểu Đường Thế Nào Là Tốt trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!