Bạn đang xem bài viết Hạn Chế Tăng Cân Ở Bà Bầu Đúng Cách Để Tránh Các Biến Chứng Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước khi mang thai nên duy trì cân nặng trong mức cho phép
Khó có thể có một mức cân ổn định trong thai kỳ nếu “xuất phát điểm” của bạn quá xấu.
Ngoài việc bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trước khi mang thai, bạn cũng nên duy trì trọng lượng trong mức cho phép. Cân nặng thích hợp cũng giúp tăng khả năng thụ thai của bạn lên rất nhiều nữa đấy!
Chỉ nên nạp đủ lượng calo cần thiết
Mặc dù cần thêm năng lượng để cung cấp cho bé cưng trong bụng nhưng bạn cũng không cần phải ăn thêm quá nhiều. Trung bình, bạn cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ và khoảng 450 calo trong 3 tháng cuối. Tùy mức cân nặng ở thời điểm điểm bắt đầu thai kỳ, mức năng lượng bổ sung này có thể được điều chỉnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên tập trung vào những bữa ăn với nhiều rau xanh và trái cây. Thêm những bữa ăn nhẹ mỗi 3 tiếng giúp bạn hạn chế nạp quá nhiều năng lượng trong mỗi bữa ăn. Những bữa ăn nhẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé cưng mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu để bạn không cảm thấy quá đói vào bữa đêm.
Bổ sung đủ nước khi mang thai vừa giúp bạn tránh tình trạng mất nước, vừa giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên uống đủ 8 ly nước nhỏ mỗi ngày, tương đương với khoảng 3 lít nước. Ngoài ra, bạn cũng nên uống thêm nước sau mỗi giờ tập thể dục.
Uống nước cũng giúp hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi khó chịu khi mang thai. Bạn có thể thêm vài lát cam, chanh để giúp ly nước bớt nhàm chán hơn.
Áp dụng giải pháp “ăn 1 kèm 1” nếu gặp chứng thèm ăn khi mang thai
Bạn không thể mong chờ mình loại bỏ hẳn cảm giác thèm ăn khoai tây chiên hay những chiếc bánh ngọt hấp dẫn trong suốt thai kỳ. Quan trọng là bạn có thể ăn một cách khoa học nhất. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thử áp dụng chiến thuật “ăn 1 kèm 1”. Có nghĩa là, nếu bạn ăn một món gì đó không tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung thêm một món ăn dinh dưỡng đi kèm. Chẳng hạn như nếu muốn ăn gà rán, bạn đừng quên mua thêm một phần salad đi kèm để bảo đảm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột dạng phức tạp giúp tạo cảm giác no lâu
Carbohydrates hay còn gọi là tinh bột, đường là người bạn tốt và thân thiết đối với phụ nữ mang thai, nhất là những mẹ bầu đang trải qua tình trạng ốm nghén nghiêm trọng.
Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì trắng, cơm, mì ống làm tăng lượng đường trong máu nhưng lại không mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng như các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Tốt hơn hết, mẹ bầu nên chăm chỉ bổ sung những loại tinh bột phức tạp như bánh mì ngũ cốc, gạo lứt… Nó không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp bạn no lâu và giảm bớt cảm giác thèm ăn những món không có lợi cho sức khỏe.
Tập thể dục nhẹ nhàng để giảm các khó chịu khi mang thai
Đi bộ không chỉ giúp bạn giới hạn chế tăng cân khi mang thai, nó còn giúp bạn giảm bớt những khó chịu và đau nhức trong thai kỳ, nhất là trong những tháng cuối. Mẹ bầu có thể bắt đầu với 10 phút đi bộ mỗi ngày và tăng dần thêm 10 phút sau mỗi tháng luyện tập.
Thỉnh thoảng nếm món cơ thể đang thèm để tránh mất kiểm soát ăn uống
Mang thai là một quá trình khó khăn, và bạn đang làm điều tuyệt vời đó. Vì vậy, không có lý do gì bạn không thể tự thưởng cho mình một ly kem hấp dẫn hay một miếng bánh ngọt ngào cả.
Kiểm soát cân nặng của bản thân suốt thai kỳ để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý
Giúp Bà Bầu Tăng Cân Hợp Lý Trong Thai Kỳ
Sự tăng cân trong quá trình mang thai là một điều kiện cần thiết của thai kỳ, tuy nhiên mỗi phụ nữ mang thai quá trình này lại diễn ra khác nhau, có một số thai phụ tăng cân quá chậm cần phải có một số can thiệp để giúp quá trình này diễn ra bình thường nhưng cũng có những thai phụ tăng cân quá nhanh, quá giới hạn cho phép của thai kỳ cũng có không ít những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Vậy thai phụ cần làm gì để có thể tăng cân hợp lý trong thai kỳ?
Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai.
Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Chọn những loại thức ăn ít đường, béo và nhiều chất xơ. Chất xơ giúp cho bạn cảm thấy no hơn và loại bỏ được những chất béo dư thừa..Tránh chọn những loại hoa quả đóng hộp.
Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm được chế biến bằng nướng, luộc hoặc hấp.
Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Hãy đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện một số nguyên tắc ăn uống
Từ khi mang thai, bạn cần thực hiện một số nguyên tắc trong ăn uống như: Không được để bụng đói lâu, không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể ăn vặt và nên ăn vặt nhưng cần hạn chế ăn những loại bánh kẹo có chứa nhiều đường và chất ngọt khác.
Luyện tập thể thao đều đặn
Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…) và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nhưng cũng cần chú ý những môn thể thao nhiều nguy hiểm. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm…
Bạn cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho trường hợp của bạn.
Theo Mang thai
Ăn Như Thế Nào Để Hạn Chế Tăng Cân Nặng Khi Bầu?
Chị Ngọc Linh thành viên hội gà con chia sẻ:
Tàu ngầm hội gà suốt cả thai kì, đến hôm nay bạn Đu Đủ nhà em được 1m11d mới lên để chia sẻ cùng chị em. Ai nhìn em sinh xong cũng ố á hỏi làm sao về dáng nhanh thế, trăm sự vì sinh đẻ có kế hoạch nên vẫn bảo tồn được hiện vật chị em ạ Em share với chị em về chế độ ăn uống để vào con mà mẹ không mất dáng (Các mẹ ăn uống có kế hoạch trong khi bầu bí thì sinh xong sẽ không lo lắng vụ giảm cân đâu ạ, em tăng 10kg toàn bộ thai kì, bé gà được 3.3kg, múc con ra em giảm 7kg, tính ra là tăng 3kg so với hồi con gái).
Chế độ ăn của em không có gì cầu kì, để đảm bảo dinh dưỡng cho 2 mẹ con em vẫn ăn nhiều (nếu không muốn nói ăn như phá mả vì trộm vía bầu bí em ăn rất ngon miệng
1. ĂN ÍT TINH BỘT (nhất là 6 tháng đầu, 3 tháng cuối có thể ăn tăng vì con vận động nhiều sẽ cần năng lượng nhiều hơn, bản thân các mẹ cũng hay đói hơn).
Thức ăn không cần kiêng khem món gì, ăn tích cực nhiều và ĐA DẠNG thực phẩm, cân đối thịt cá, rau củ quả. 1 bữa em thường chỉ ăn 1-2 bát cơm, còn lại ăn toàn thức ăn. Đa dạng thực phẩm như thế nào em sẽ viết ở phần dưới nha.
2. CHIA NHỎ BỮA
Hỉnh ảnh mẹ Ngọc Linh khi mang bầu 2-5-6 months vẫn vô cùng thon gọn và xinh đẹp, cân nặng chỉ tăng vài kg
Em tin tưởng vào việc ăn uống đầy đủ cân bằng dinh dưỡng hơn là phụ thuộc vào sữa, nên em tập trung bổ sung qua việc ăn uống hàng ngày chứ không uống sữa bầu. Em vẫn uống bổ sung sắt & canxi đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
4. UỐNG NHIỀU NƯỚC (ĐA DẠNG CÁC LOẠI NƯỚC)Việc uống nước không chỉ tốt cho nước ối mà còn “giải quyết” được cực kì nhiều vấn đề như nám da thai kì, táo bón,… Nhưng không có nghĩa là chỉ uống nước lọc thì sẽ có được các công dụng như trên, mà tuỳ vào các thay đổi của cơ thể cũng như từng giai đoạn của thai kì mà chị em có các loại nước uống khác nhau. Ngoài nước lọc là cơ bản nhất, em thường uống thêm các loại sau:
– Nước đỗ đen (Recommend với các chị em thấy da xuất hiện nám trong thai kì): Một ngày đẹp trời em thấy mấy bạn nám lù lù chào em qua gương vào khoảng tháng thứ 6 của thai kì, quanh vùng da má cận mắt, em phải ngay lập tức uống nước đỗ đen, mỗi ngày 1-1.5lit (nước lọc vẫn uống bình thường), trộm vía khoảng 3 tuần kiên trì thì nốt nám mờ hẳn.
– Nước cam: Mục đích là bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Em uống mỗi ngày 1 cốc trong tam cá nguyệt đầu tiên vì giai đoạn này sức đề kháng thường giảm do thay đổi hoocmon. Đến mùa bưởi thì giảm vì em ăn bưởi thường xuyên, nguồn vitamin C cũng cực dồi dào
5. ĐA DẠNG THỰC PHẨM
Nhóm thịt: ăn đa dạng các loại thịt, lợn – bò – gà – chim bồ câu,…
Nhóm thuỷ hải sản: Ăn đa dạng, nên ăn cá chép, cá mòi, không nên ăn các loại cá đông lạnh. Nên ăn tôm (tốt nhất là tôm đồng sạch), xen kẽ với ốc, ngao, chai chai,
Nhóm rau củ: Đa dạng các loại rau theo mùa, trong đó có rau dền – ngót – cải bó xôi (nhiều sắt), rau khoai lang nhiều can xi (chỉ ăn 1-2 bữa/tuần, thừa sẽ không tốt cho thận), mồng tơi (chống táo bón), và các loại rau củ theo mùa khác.
Nhóm hoa quả: Ăn đa dạng theo mùa, hoa quả có thể thay đồ ăn vặt luôn nên mình thường ăn hoa quả để tránh ăn vặt quá nhiều đồ ngọt sẽ không tốt cho cả mẹ
Các mẹ cùng ngắm mẹ Ngọc Linh eo thon dáng gọn sau khi sinh bé 1 tháng nha
Những chia sẻ rất chân thành của mẹ Ngọc Linh hi vọng sẽ giúp mẹ có chế độ ăn uống khoa học trong thời kì mang thai nhằm hạn chế tăng cân quá nhiều. Giúp mẹ xinh bé phát triển thật tốt. Sau sinh mẹ thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng
NHưng một số mẹ tăng cân quá nhiều do cơ địa hấp thụ tốt dù không hề bổi bổ hay uống sữa bầu gì cả. Điển hình như mình thời kì bầu bí ăn 1 bát cơm 1 bữa, không tẩm bổ mà vẫn tăng 22 kg trong suốt quá trình thai nghen. Nhưng may mắn sau sinh có chế độ ăn hợp lí và sử dụng trà bưởi mật ong kết hợp viên nghệ trắng mới về được mức 52 kg. Nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng về cân nặng. Con yêu vẫn là trên hết. giảm cân sau sinh có rất nhiều cách an toàn và hiệu quả nha
Bà Bầu Nên Tăng Mấy Cân Trong 3 Tháng Giữa Thai Kỳ
Không chỉ đo tim thai hay đo các sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mà việc tính cân nặng của mẹ bầu cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, các mẹ bầu có biết đến 3 tháng giữa thai kỳ các mẹ nên tăng bao nhiêu cân thì tốt nhất không?
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân?
Theo các bác sĩ thì từ 13 tuần tiếp theo (3 tháng giữa) mẹ bầu sẽ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng 5 – 6,5 kg trong 3 tháng này. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày
Cũng theo đó, thai nhi trong 3 tháng này có xu hướng tăng từ từ qua từng tuần một cách rõ rệt. Thông thường đến tuần thứ 24, bé sẽ nặng khoảng 573 kg và dài tầm 33 cm.
Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng mấy cân?
Lưu ý, đối với một số mẹ bầu dễ bị béo phì trong thai kỳ và có thể bác sĩ của bạn sẽ muốn bạn giảm cân. Song hãy nhớ rằng bạn chỉ được chỉ định giảm cân khi bác sĩ yêu cầu bởi nếu bạn giảm cân không đúng cách thì rất có thể việc đó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý
Theo lời giải thích của trưởng nhóm nghiên cứu Tomasina Stacey thuộc Khoa sản và phụ khoa của trường đại học Auckland thì khi ngủ các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái nhiều hơn.
Không chỉ có khi ngủ, các mẹ bầu cũng nên lưu ý về tư thế ngồi cũng phải đúng cách. Điều quan trọng là tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau.
Nếu mẹ bầu làm việc ở văn phòng, phải ngồi lâu thì sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ.
Với những mẹ bầu có công việc đòi hỏi đứng nhiều, chú ý để trọng tâm chia đều cho hai chân bằng cách đứng thẳng chân ngang bằng vai, có thể vừa đứng vừa tập thể dục cho bàn chân và các cơ. Các mẹ có thể tham khảo bài tập sau: Bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra, lần lượt đặt từng chân lên xuống trên một chiếc ghế thấp…
Cập nhật thông tin chi tiết về Hạn Chế Tăng Cân Ở Bà Bầu Đúng Cách Để Tránh Các Biến Chứng Thai Kỳ trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!