Bạn đang xem bài viết Tại Sao Tập Thể Dục Phòng Chống Ung Thư? được cập nhật mới nhất trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách đây hơn 30 năm trước, người ta hiếm khi nghe thấy những căn bệnh như ung thư, tim mạch, gout. Thế nhưng hiện nay thì sao ? Theo những nghiên cứu từ Viện Ung Thư Việt Nam thì trung bình cứ mỗi năm lại có thêm từ 120.000-150.000 ca mắc mới về ung thư, trong đó có đến 70.000-80.000 người chết vì căn bệnh này. Không chỉ gây ra những đau đơn về thể chất, tinh thần, mà còn là sự sụt giảm về kinh tế tài chính đối với mỗi gia đình, thậm chí những trường hợp mắc ung thư nếu phát hiện muộn thì dù có tiền cũng lực bất tòng tâm.
Khi cơ thể khỏe mạnh, lấn át bệnh tật, bệnh ung thư cũng vì thế mà rất khó phát hiện. Nhưng đến khi phát hiện thì hầu hết giai đoạn bệnh đã ở cuối cùng và sự sống chỉ còn rất ngắn. Vì vậy ” phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính là việc làm cần thiết ngay bây giờ và hãy bắt đầu từ việc cải thiện việc ăn uống mỗi ngày thật khoa học và tăng cường tập thể dục mỗi ngày.
Tại sao tập thể dục có thể phòng chống ung thư ?
Ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, phổi, buồng trứng, dạ dày…là những căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm và có tiên lượng thấp nếu ở giai đoạn phát hiện muộn. Tuy nhiên theo những nghiên cứu của Hiệp hội ung thư Mỹ thì một nửa các ca tử vong theo ước tính có thể tránh được bằng cách thực hành các thói quen lành mạnh trong đó có cả thường xuyên tập thể dục.
Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cải thiện cân nặng, vóc dáng, tránh các bệnh về huyết áp, ung thư. Việc tập thể dục hàng ngày làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, các chất độc hại cũng bị đào thải ra ngoài một cách nhanh chóng. Người tập thể dục thường xuyên luôn trong trạng thái tỉnh táo, nhanh nhẹn và sinh lực dẻo dai. Ngược lại, với những người không tập thể dục, thể trạng yếu ớt, sắc mặt không được hồng hào, và các độc tố tích tụ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Tập Luyện Thể Thao Giúp Phòng Chống Bệnh Ung Thư
Luyện tập thể thao có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, cũng như giúp cải thiện cả tâm lý lẫn thể trạng sức khỏe cho người bệnh.
Căn bệnh ung thư trở nên phổ biến và thời gian người bệnh chung sống “hòa bình” cùng căn bệnh ngày càng tăng, tất cả là nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học y sinh học trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư. Dù vậy để người bệnh có thể duy trì trạng thái thể lực – dinh dưỡng tốt nhất nhằm chiến đấu lại với bệnh ung thư và các biến chứng của nó cũng như các tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị như hóa chất, xạ trị lâu dài không phải là điều dễ dàng. Những người mắc bệnh ung thư thường có tâm lý chán nản, buông xuôi, lo lắng và mệt mỏi do khối u ung thư gây nên hoặc do dinh dưỡng không đầy đủ, dẫn đến họ càng ít quan tâm đến việc tập luyện thể thao.
Trước kia từng tồn tại nhận thức cho rằng những người mắc bệnh ung thư nên nghỉ ngơi và giảm tối đa các hoạt động thể lực vì nó có thể gây các triệu chứng khó thở, mệt mỏi và gây đau cho họ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chính vì ít hoạt động thể lực mà rất nhiều bệnh nhân buộc phải ngừng điều trị do thể trạng suy kiệt. Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương quan giữa lối sống tĩnh tại, thừa cân – béo phì với các bệnh lý ung thư khác nhau, đây là nguyên nhân của ¼ các trường hợp mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới. Như vậy, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác dụng của hoạt động thể lực phòng chống ung thư mà còn có hiệu quả trong phối hợp điều trị và chăm sóc phục hồi bệnh.
Các hoạt động thể lực sẽ tác động tích cực đến nhiều cơ chế sinh học và làm ảnh hưởng tới sự phát triển, nguy cơ tái phát các bệnh ung thư thông qua các cơ quan như: chức năng tiêu hóa, hô hấp, miễn dịch, hormon,…Hoạt động thể lực thường không dẫn đến tình trạng giảm sức vóc, tăng cân không có lợi, kém linh hoạt… cho bệnh nhân.
Lợi ích của hoạt động thể dục thể thao
– Đối với hệ cơ xương khớp, hoạt động thể dục sẽ giúp tăng cường về sự dẻo dai, linh hoạt của cơ khớp, tăng cường sức mạnh, giúp người bệnh được làm chủ trong các hoạt động cá nhân, giảm sự phụ thuộc vào trợ giúp của người khác.
– Tăng cường chuyển hóa, cân bằng năng lượng, giảm mô mỡ dự trữ, duy trì cân nặng hợp lý.
– Đối với cơ quan hô hấp, giúp tăng trao đổi khí, giảm thể tích cặn tồn dư, nhờ đó làm giảm thời gian tế bào phổi có thể tiếp xúc với các chất độc hại.
– Cải thiện quá trình tuần hoàn máu trong toàn thân, nhất là hệ thống cơ, ngoài ra cải thiện chức năng tim mạch, vận động, dự phòng huyết khối.
– Hệ tiêu hóa tăng cường do hoạt động thể lực làm tiêu hao năng lượng, chính vì vậy gián tiếp kích thích và rút ngắn thời gian vận chuyển thức ăn qua dạ dày – ruột.
– Hoạt động thể lực tác động khác nhau đến hormon sinh dục và các chất nội tiết, insulin có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, đại tràng.
– Người mắc các bệnh miễn dịch di truyền hoặc thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh có nguy cơ cao bị ung thư, hoạt động thể lực giúp cải thiện hệ miễn dịch.
– Hoạt động thể lực giúp tăng cường giải phóng các endorphin nội sinh, làm giảm đau, tăng hưng phấn thần kinh, giảm suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, lo lắng. Cải thiện khả năng tự kiểm soát, giảm phụ thuộc, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
– Các tác dụng khác của hoạt động thể lực: giảm mệt mỏi, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn do bệnh lý hay do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị.
Tập luyện thể dục thể thao như thế nào để phòng chống bệnh ung thư ?
Thường xuyên hoạt động thể lực nhằm mục đích dự phòng khác hoàn toàn so với mục đích điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân ung thư. Đối với tập luyện dự phòng, người bệnh sẽ toàn quyền lựa chọn các loại hình tập luyện khác nhau, tất nhiên phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân cũng như mục đích tập luyện để tăng cường sức mạnh, giảm cân hay tăng độ linh hoạt hệ cơ khớp, cải thiện các chức năng của các hệ cơ quan khác nhau mà thực hiện bài tập với tần suất, cường độ, thời gian khác nhau. Còn đối tập luyện với mục đích điều trị và phục hồi chức năng bệnh ung thư, các phương pháp luyện tập sẽ giúp duy trì và nâng cao để tối ưu hóa các biện pháp điều trị, nhằm giảm triệu chứng của bệnh, cũng như các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh gây ra, giảm mệt mỏi.
Các dạng hoạt động thể lực: Là hoạt động mà người bệnh phải sử dụng các nhóm cơ lớn như bơi, đi bộ, đạp xe. Đối với người bệnh thừa cân, hay đau cột sống, thắt lưng, khớp gối,… không nên mang xách nặng, lên cầu thang nhiều vì có thể làm cho người bệnh thêm mệt mỏi… Trong nhiều trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể tập các bài tập trên ghế, giường hya trong tư thế nằm, ngồi nếu họ cảm thấy đau và không thể di chuyển. Cũng có thể thay thế việc tập luyện theo một dạng bài tập cố định nào đó dễ gây nhàm chán bằng những công việc hàng ngày hứng thú hơn như làm vườn, chăm sóc cây cảnh, động vật… Tần suất hoạt động thể lực nên tiến hành luyện tập hàng ngày nếu có thể.
Thời gian luyện tập phải điều chỉnh theo tình trạng bệnh, tuổi, tiền sử tập luyện trước đó cũng như sức khỏe bệnh nhân. Thời gian tối thiểu từ 10-15 phút, đối với trường hợp bệnh nhân không đau, không khó thở có thể tập từ 30-60 phút nếu thấy cơ thể đáp ứng được. Thời điểm tập luyện tốt nhất là sau bữa sáng khoảng 1,5 giờ, sau giấc ngủ trưa. Không nên tập khi đói, quá gần giờ đi ngủ.
Cường độ luyện tập phải tùy thuộc khả năng sức khỏe của mỗi cá nhân, cần cố gắng thực hiện tập từ đơn giản đến khó dần, từ cường độ thấp đến vừa và tới cao. Đối với những trường hợp mệt mỏi rõ rệt sau vận động nên giảm cường độ vận động về mức thấp hơn cho đến khi cảm thấy dễ chịu trong và sau khi tập.
Những lưu ý khi luyện tập thể dục thể thao
Tuy tập luyện thể thao có thể giúp phòng chống bệnh ung thư nhưng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Mức độ tập luyện của người bệnh phải được xây dựng dựa chế độ điều trị, khoảng thời gian từ lần điều trị trước đó, thuốc điều trị và tình trạng thể lực, sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, trong quá trình điều trị và tập luyện cần phối hợp với bác sĩ điều trị và chuyên gia vật lý trị liệu để điều chỉnh hoạt động thể lực cho phù hợp. Trường hợp đối với những bệnh nhân bị ung thư máu, ung thư phổi, những người suy nhược có số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin máu thấp, cần phải cân nhắc lựa chọn loại hình hoạt động phù hợp do nhu cầu oxy cao, có thể lựa chọn các bài tập như các bài tập thở, các bài tập yoga ít đòi hỏi vận dụng cơ lớn. Đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn đối với những người có số lượng bạch cầu thấp, nguy cơ va chạm chảy máu với những trường hợp có số lượng tiểu cầu thấp.
Môi trường tập luyện cho người ung thư cũng rất quan trọng, cần phải tránh tập luyện ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, thiếu trao đổi khí, tù túng, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như độ ẩm cao, quá nóng, quá lạnh hay gió quá mạnh. Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, có lở loét ở da nên tránh tập luyện dưới nước.
Do vẫn chưa có sự thống nhất về mức độ hoạt động thế nào là “vừa đủ” đối với bệnh nhân. Do vậy các phương pháp tự theo dõi thông qua mức độ khó thở, tần số tim được sử dụng đánh giá người bệnh là tương đối khách quan. Đã có rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy, các hoạt động thông thường ở nơi làm việc hay tại nhà hoặc tập luyện đều đặn hằng ngày có thể làm giảm 20-60% nguy cơ ung thư đại tràng, 30-50% nguy cơ ung thư vú, cũng như có tác dụng với các nguy cơ ung thư cổ tử cung, phổi, tuyến tiền liệt. Mặt khác, hoạt động thể lực thích hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể, không những không gây mệt mỏi mà còn giúp tăng cường sức khỏe người bệnh, cải thiện cơ lực, sức vóc, khả năng dung nạp thuốc, giảm được các triệu chứng của bệnh cũng như các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị và tăng cơ hội phục hồi, giảm nguy cơ tái phát, giúp người bệnh thoải mái, tự tin và thêm yêu cuộc sống.
Theo Sức khỏe & đời sống
Thể Dục Trong Điều Trị Ung Thư
Tập thể dục là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị ung thư. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục đều đặn có thể cải thiện rõ rệt sức khỏe thể chất và tinh thần trong mọi giai đoạn điều trị. Ngay cả nếu trước khi bị ung thư, bạn không phải là người năng động thì một chương trình tập thể dục theo nhu cầu của riêng bạn vẫn có thể giúp bạn di chuyển an toàn và thành công.
Những ích lợi của thể dục
Trong và sau khi điều trị, những bài tập thể dục được thiết kế tốt có thể giúp:
Giảm khả năng bị tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, bệnh lý thần kinh, phù do hệ bạch huyết, loãng xương và buồn nôn
Giúp bạn linh hoạt và độc lập nhất có thể
Cải thiện khả năng thăng bằng để giảm chấn thương do té ngã
Ngăn ngừa sự tiêu cơ và tăng sức bền
Giảm thời gian nằm viện
Điều trị hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư
Cải thiện tỷ lệ sống cho một số bệnh ung thư, như ung thư vú và đại trực tràng
Ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác như bệnh tim hay đái tháo đường
Nâng cao chất lượng sống
Trước khi bạn tập thể dục trong khi điều trị
Trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục trong hoặc sau khi điều trị ung thư, hãy luôn luôn trao đổi với các bác sĩ. Mặc dù tập thể dục được chứng minh là an toàn trong các loại điều trị ung thư khác nhau, khả năng cho phép để bạn tập thể dục cũng như các loại bài tập bạn có thể làm phụ thuộc vào:
Loại ung thư bạn mắc phải
Các phương pháp điều trị đang được sử dụng
Các tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải
Cường độ tập thể dục của bạn
Các vấn đề sức khỏe khác của bạn
Bạn có thể không tập được những bài thể dục như trước khi điều trị bạn đã từng. Sau khi điều trị, để đạt mức độ tập như trước khi bị ung thư, bạn cần phải có thời gian. Hãy đề nghị bác sĩ của bạn giới thiệu một chuyên gia chuyên về tập thể dục trong ung thư, họ có thể thiết kế một bài tập tốt nhất cho riêng bạn. Bạn có thể theo một chương trình riêng. Hoặc bạn có thể cần phải tham vấn với chuyên gia tập thể dục.
Bên cạnh đó còn có các chương trình thể dục nhóm, chẳng hạn như LIVESTRONG ở YMCA, được thiết kế để giúp cho những người sống chung hoặc vượt qua bệnh ung thư duy trì được hoạt động thể chất.
Tìm hiểu thêm vềcách những người sống sót sau ung thư có thể nhận được hỗ trợ tập thể dục.Chương trình tập thể dục của bạn nên có gì
Chìa khóa cho một chương trình tập thể dục an toàn và hiệu quả trong và sau khi điều trị ung thư chính là một chuỗi các loại bài tập khác nhau là. Nói chung, một chương trình hoàn chỉnh nên có:
Bài tập thở. Một số người bị ung thư có thể bị ngộp thở hoặc khó thở. Vì vậy hoạt động thể chất của họ bị hạn chế. Các bài tập thở giúp lưu thông không khí có thể cải thiện sức bền cho bạn. Những bài tập này cũng có thể giúp giảm những căng thẳng và lo âu – những tình trạng có thể khiến bạn bị căng cơ.
Kéo căng. Bài tập kéo căng thường xuyên có thể giúp cải thiện tính linh hoạt và dáng điệu của bạn. Nó giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ bắp, và cũng có thể giúp cơ thể bạn tự phục hồi. Bài tập kéo căng thường hữu ích đối với những bệnh nhân ít vận động trong giai đoạn hồi phục sau điều trị ung thư. Ví dụ như xạ trị có thể gây hạn chế phạm vi di chuyển của bạn và làm cơ bắp cứng lại. Sau phẫu thuật, bài tập này có thể giúp phá vỡ mô sẹo.
Bài tập thăng bằng. Mất thăng bằng có thể là tác dụng phụ do bệnh ung thư và do điều trị. Các bài tập thăng bằng có thể giúp bạn lấy lại chức năng và khả năng vận động để bạn có thể quay trở lại cuộc sống hàng ngày một cách an toàn. Thăng bằng tốt cũng giúp ngăn ngừa chấn thương, chẳng hạn như té ngã. Tìm hiểu thêm về các bài tập thăng bằng sau khi điều trị ung thư.
Bài tập aerobic. Còn được gọi là tập tăng cường nhịp tim. Nó củng cố khả năng của tim và phổi để bạn có thể cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị.Trong bài tập này, đi bộ là một phương pháp dễ thực hiện. Ví dụ, bạn có thể được bác sĩ đề nghị đi bộ 40 đến 50 phút, 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.
Mục tiêu là theo các hướng dẫn tập Aerobic của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Khuyến cáo tập thể dục 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải cho người lớn. Hoặc bạn có thể thực hiện 75 phút nếu cường độ mạnh.
Rèn luyện sức bền. Tình trạng mất cơ thường xảy ra ở một người ít vận động trong quá trình điều trị và phục hồi. Một số liệu pháp điều trị cũng gây yếu cơ. Việc rèn luyện sức bền, hoặc rèn sức chịu đựng giúp bạn duy trì và tăng sức mạnh của cơ bắp. Tăng khối cơ có thể giúp bạn thăng bằng, giảm mệt mỏi và cảm thấy các hoạt động thường nhật trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa loãng xương, yếu xương gặp trong một số bệnh ung thư hoặc một số liệu trình điều trị.
CDC khuyến cáo rèn sức bền toàn thân hai ngày mỗi tuần. Một chương trình rèn sức bền có thể dùng tạ tay, máy tập thể dục, dây kháng và chính cân nặng cơ thể bạn.
Tập thể dục an toàn trong quá trình điều trị
Nếu bạn đang có tác dụng phụ do bệnh ung thư hoặc từ điều trị, bạn phải thận trọng trong khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi chương trình tập thể dục tùy thuộc vào vấn đề cụ thể của bạn. Ví dụ, nếu việc điều trị có ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tay, sử dụng tạ máy có thể an toàn hơn tạ tay. Hoặc nếu việc điều trị gây loãng xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng vùng cổ và tăng nguy cơ bị té ngã.
Tập từ từ. Ngay cả khi trước điều trị bạn là một người hoạt động thể chất, hãy thiết kế mức độ vận động một cách từ từ. Điều này có thể giúp bạn tránh các chấn thương và không nản lòng.
Tập thể dục trong môi trường an toàn. Việc điều trị đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, vì vậy hãy tránh các phòng tập thể dục lớn vì vi trùng lây lan dễ dàng ở đây.
Lắng nghe cơ thể của chính bạn. Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc mức độ chuyên cần của bạn cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Giữ nước. Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện của bạn để tránh mất nước.
Chế độ ăn dinh dưỡng. Các loại thực phẩm phù hợp, đặc biệt là những thực phẩm giàu protein giúp cơ thể bạn phục hồi sau các tập thể dục. Chuyên gia dinh dưỡng ung thư có thể giúp bạn lên một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.
Khám thường xuyên. Sức khỏe của bạn có thể thay đổi trong suốt quá trình điều trị. Hãy đảm bảo rằng bác sĩ của bạn kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng, chẳng hạn như số lượng các dòng tế bào máu, để bạn biết liệu có an toàn để tập thể dục không.
Tập thể dục là một phần của phục hồi chức năng trong bệnh ung thư
Đôi khi tập thể dục được coi như là một phần của chương trình phục hồi ung thư. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa tập thể dục và phục hồi chức năng bệnh ung thư. Phục hồi chức năng bệnh ung thư là một chương trình điều trị toàn diện giúp cho một người bệnh có thể duy trì được các hoạt động chức năng của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Các bài tập trong chương trình phục hồi ung thư là các liệu pháp được sử dụng để điều trị chuyên sâu về các vấn đề sức khỏe và vận động cụ thể.
Tham vấn nhóm chăm sóc sức khỏe nếu như bạn cần một chuyên gia phục hồi chức năng ung thư.
Tìm hiểu thêm vềphục hồi chức năng ung thư.Exercise During Cancer Treatment
Tập Thể Dục Và Lợi Ích Với Bệnh Ung Thư Vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ. Theo Globocan năm 2018, tại Việt Nam có 15.229 ca mới mắc ung thư vú ( chiếm 9,2% tổng số ca ung thư mới mắc), đứng hàng thứ 4 sau ung thư gan, phổi và dạ dày. Điều trị ung thư vú là mô hình tiêu biểu của điều trị đa mô thức, có sự cá thể hóa điều trị: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết, điều trị nhắm trúng đích…
Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
Tập thể dục và Ung thư vú?
Lần đầu tiên, một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra tác động sinh học trực tiếp của việc tập thể dục đối với bộc lộ gen ung thư vú, củng cố thêm cho các báo cáo trước đây về tỉ lệ tử vong thấp hơn ở nhóm bệnh nhân tập thể dục thường xuyên với nhóm không thường xuyên.
Theo bác sĩ Jennifer Ligibel, trung tâm Ung thư Dana – Farber, Boston, Massachusetts: ” Chúng tôi chỉ nhận thấy tập thể dục có tác động giảm nguy cơ tử vong, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra. Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng xác định liệu có cơ sở sinh học nào cho những nhận định này hay không, và đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tập thể dục có thể tạo ra những thay đổi trong khối u ở người. Phát hiện này tương tự như kết quả trên các mô hình ở động vật. Điều này giúp những phát hiện của chúng tôi có thêm giá trị”
Thử nghiệm có tên PreHAB ( Pre-Operative Health and Body Trial) được công bố trên tạp chí Clinical Cancer Research tháng 5 năm 2019: đánh giá hiệu quả của liệu pháp tập thể dục tiền phẫu lên các dấu ấn sinh học ở mô và huyết thanh của những phụ nữ mới được chẩn đoán Ung thư vú.
27 bệnh nhân nữ được chọn ngẫu nhiên vào nhóm tập thể dục có kiểm soát, ở nhóm đối chứng là 22 bệnh nhân tập thể dục tự do – được cung cấp sách và file âm thanh hướng dẫn tập luyện.
Ở nhóm tập thể dục có kiểm soát được tăng hoạt động thể chất lên 220 phút tập thể dục mỗi tuần, bao gồm 40 phút luyện tập thể lực và 180 phút tập Aerobic cường độ vừa phải. Đối với nhóm tập thể dục tự do, thời gian tập chỉ tăng thêm 23 phút mỗi tuần, khác biệt thời gian giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê ( P<0.0001). Thời gian trung bình từ lúc nghiên cứu đến thời điểm phẫu thuật là 29,3 ngày.
Những thay đổi dấu ấn sinh học ở mô
Mẫu mô bệnh lấy từ sinh thiết và phẫu thuật được lấy từ 39 bệnh nhân đã chỉ ra rằng tập thể dục không làm thay đổi sự tăng sinh, cũng như chỉ số Ki-67 ở nhóm tập thể dục có can thiệp với nhóm đối chứng. (Ki-67 là một chỉ dấu kháng thể đối với kháng nguyên khối u được tìm thấy trong tế bào ung thư vú. Chỉ số Ki-67càng cao, thường trên 20%, nghĩa là tế bào ung thư tăng trưởng và phân chia với tốc độ càng lớn)
Mặt khác, các mẫu mô bệnh được ghép từ 32 bệnh nhân (16 bệnh nhân mỗi nhóm) cho thấy sự bộc lộ gen khối u tăng lên đáng kể ở nhóm bệnh nhân tập thể dục có kiểm soát, trong khi không có sự thay đổi nào ở nhóm đối chứng.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tập thể dục có thể mang lại rất nhiều lợi ích đối với bệnh nhân ung thư vú như:
Lợi ích của tập thể dục
– Tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi
– Kiểm soát cân nặng
– Giảm căng thẳng và lo âu
– Cải thiện hệ tim mạch, hệ thống xương
– Cải thiện giấc ngủ
– Phòng ngừa táo bón
Tuy đây chỉ là nghiên cứu bước đầu trên số lượng bệnh nhân còn ít nhưng đã mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu điều trị ung thư vú nói riêng và điều trị ung thư nói chung.
Viện Ung thư và Trung tâm tư vấn di truyền, sàng lọc ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có đầy đủ nhân lực và trang thiết bị tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú, đặc biệt kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở trên hệ thống máy xạ trị – xạ phẫu TrueBeam (Mỹ) trong điều trị ung thư vú trái làm giảm tác dụng phụ trên tim cho bệnh nhân.
Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn và tìm hiểu về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao ung thư vú xin liên hệ: Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.62784163.
https://www.healthline.com/health/breast-cancer/tips-for-exercise
Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Tập Thể Dục Phòng Chống Ung Thư? trên website Maplebear.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!