Chứa nhiều chất xơ: Tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa cảm giác thèm ăn và ngăn chặn sự tăng lượng đường trong cơ thể, đốt cháy lượng mỡ thừa nhanh chóng
Lợi tiểu: Ngăn ngừa sự tích nước của cơ thể và tăng cân do tích nước
Chứa nhiều vitamin C, vitamin D, canxi và đạm: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động, làm giảm cholesterol.
Ít calo: Vì là rau xanh nên chứa ít calo, góp phần làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể, chỉ cần ăn ít mà vẫn có đủ chất cho cơ thể hoạt động.
No lâu và dễ tiêu: Giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe
Rau muống luộc
* Chuẩn bị:
Rau muống đã nhặt bỏ phần cuống (chỉ lấy phần ngọn non), bỏ lá úa già, rửa sạch.
Một bát tô nước đá
* Cách làm:
Đun sôi nước khoảng 1-2 phút thì thả rau đã rửa sạch vào, cho thêm một chút muối để rau xanh hơn.
Dùng đũa lật rau để rau ngấm nước toàn bộ và chín đều.
Đậy vung nồi và tiếp tục đun cho tới khi nước sôi lại, đợi 1-2 phút thì vớt rau ra.
Cho rau vào luôn bát nước đá đã chuẩn bị. Làm bước này để khiến rau xanh và giòn hơn.
Để khoảng 3-5 phút thì vớt rau ra đĩa.
Lưu ý không luộc rau quá kỹ, sẽ khiến rau chuyển màu vàng và mất dần chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể thêm chanh hoặc sấu vào nước rau muống để tăng hương vị cho món ăn.
* Chuẩn bị
Rau muống đã nhặt bỏ cuống, rửa sạch
4-5 tép tỏi đập dập
Gia vị: dầu ăn, muối, bột canh, mì chính, hạt nêm, tương
1 quả ớt cắt lát nếu muốn ăn cay
* Cách làm:
Đun sôi nước, thêm một chút muối, cho rau vào trần khoảng 1-2 phút rồi, vớt ra rổ cho ráo nước.
Cho chảo lên bếp, đợi khi ráo chảo, cho một ít dầu ăn vào. Đợi khoảng 1-2 phút cho dầu ăn nóng, cho tỏi vào phi tới khi tỏi ngả màu vàng và có mùi thơm.
Cho rau muống vào đảo đều, thêm gia vị vừa ăn và ớt. Đảo thêm 2-3 phút cho rau ngấm rồi cho ra đĩa.
Đối với món rau muống xào, bạn có thể kết hợp xào với thịt bò sẽ được một món ăn ngon khác. Thịt bò được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn giảm cân vì giúp hỗ trợ quá trình tạo cơ.
* Chuẩn bị:
Rau muống đã nhặt bỏ cuống và lá, rửa sạch
Một bát tô nước đá
Lạc rang xát vỏ, giã nát
1 quả chanh
Gia vị: muối, bột canh, mì chính, đường, nước mắm
* Cách làm:
Đun sôi nước, thêm một chút muối, cho rau vào trần khoảng 1-2 phút rồi, vớt ra cho vào bát nước đá khoảng 5 phút, vớt ra cho ráo nước.
Chanh bỏ hạt, ép lấy nước cốt.
Cho rau muống vào 1 bát tô, thêm nước cốt chanh, muối, mắm, mì chính, đường cho vừa miệng, trộn đều khoảng 3-5 phút cho rau ngấm gia vị.
Cho rau ra đĩa, rắc lạc rang đã giã lên trên cùng.
Bạn cũng có thể kết hợp thịt bò, thịt ngan, thịt vịt để trộn cùng rau muống giúp tăng thêm hương vị món ăn.
* Chuẩn bị:
Rau muống đã nhặt bỏ cuống, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
1kg ngao
1 củ hành khô đã nhặt sạch vỏ, thái lát
Gia vị: dầu ăn, bột canh, mì chính
* Cách thực hiện:
Ngao ngâm nước 2-3 tiếng cho sạch bụi bẩn. Trong thời gian này đổi nước 2-3 lần.
Cho ngao vào nồi, thêm nước vừa qua mặt ngao. Đun tới khi nước sôi thì cho lửa nhỏ, đun thêm 5 phút cho ngọt nước rồi tắt bếp.
Vớt ngao ra rổ, chắt lấy phần nước trong bên trên của ngao vào bát tô (loại bỏ phần cặn bẩn dưới đáy nồi).
Nhặt bỏ vỏ ngao lấy phần thịt ngao.
Cho dầu vào chảo tới khi nóng thì cho hành khô vào phi thơm, rồi đổ phần thịt ngao vào, đảo đều. Thêm gia vị cho vừa miệng.
Đổ phần nước ngao đã chắt vào phần thịt đã nấu chín, đun sôi, thả rau muống vào, khuấy đều cho rau ngập nước. Đợt 1-2 phút tới khi nước đun sôi lại là canh đã chín.
* Ngày 1:
Sáng: 1 tô bún riêu chay + rau muống luộc + 1 ly trà đá
Trưa: 1 phần gỏi rau muống + canh nước rau muống + 1 quả chuối
Tối: 1 phần rau muống luộc ăn cùng nước tương
Bữa phụ sáng và chiều: 1 quả táo hay 1 hũ sữa chua không đường
* Ngày 2:
Sáng: 1 đĩa nộm rau muống + 1 ly nước ấm
Trưa: 1 phần canh rau muống nấu hến gừng + 1 phần salad trứng gà
Tối: 1 đĩa rau muống xào tỏi + 1 vài miếng dưa hấu
Bữa phụ sáng và chiều: 1 ly nước mật ong chanh và 1 đĩa rau muống luộc
* Ngày 3:
Sáng: 2 quả trứng gà luộc
Trưa: 1 tô canh rau muống nấu ghẹ + 1 đĩa salad khoai tây + 1 ly nước chanh
Tối: Rau muống luộc + 1 quả chuối
Bữa phụ sáng và chiều: 1 ly sinh tố cà rốt hoặc Vài quả dâu
– Người bị các bệnh về gout, sỏi thận, hay xương khớp tuyệt đối nên hạn chế ăn rau muống. Lượng canxi trong rau muống khá cao sẽ khiến cho các bệnh này trở nên nghiêm trọng hơn.
– Người vừa phẫu thuật hoặc đang có vết thương hở, rỉ máu nên ngưng sử dụng rau muống trong một thời gian. Bởi nó sẽ khiến cho người bệnh trở nên đau nhức và mệt mỏi hơn. Thậm chí, vết thương khó bớt và nghiêm trọng hơn, gây sẹo lồi.