Tập Thể Dục Dưỡng Sinh Chữa Bệnh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Maplebear.edu.vn

Tập Thể Dục Chữa Bệnh Tiểu Đường

Chủ động đối diện với căn bệnh tiểu đường và tìm cách ngăn chặn các biến chứng cấp & mạn tính tự nhiên, chính là cách mà bệnh nhân tiểu đường nên làm đầu tiên kể từ khi chẩn đoán mắc bệnh.

Chúng ta không thể níu kéo quá khứ đã qua, khi cứ ngồi đó mà “giá như…”, “ước gì…”, ” giá mà…” Chi bằng tìm cách để đối phó với căn bệnh, kiểm soát căn bệnh là cách làm khôn ngoan hơn.

Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là cách giúp bệnh nhân chủ động ổn định đường huyết, huyết áp và phòng tránh biến chứng chủ động.

Bạn có biết tập thể dục thế nào mới đúng, để đạt các chỉ số lý tưởng trong cơ thể chưa?

Bệnh nhân áp dụng các bài tập thể dục đúng – hỗ trợ hạ đường huyết và huyết áp nhờ tăng tiết mồ hôi khi tập luyện

Mục tiêu của việc luyện tập thể dục hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Cần phải biết rõ, thì mỗi người bệnh sẽ tự tạo động lực cho mình để duy trì chế độ vận động điều độ mỗi ngày, như cơm ăn nước uống, như việc cần thiết phải làm mỗi khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ vậy.

Mục đích duy trì tập thể dục chữa bệnh tiểu đường như sau:

* Luyện tập thể dục thể thao như một biện pháp điều trị;

* Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 luyện tập để tiêu hao năng lượng dư thừa nhằm cân bằng năng lượng, giảm lượng đường, mỡ dư thừa;

* Còn bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, ngoài mục tiêu (như trên) giống bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, còn phải duy trì cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng, năng lượng thiết yếu cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện (vì đối tượng mắc bệnh tiểu đường loại 1 đa số ở độ tuổi dưới 20 tuổi);

* Cần lựa chọn bài tập phù hợp theo lứa tuổi và sở thích cá nhân;

* Nên chọn các bài tập giúp vận động toàn thân, gia tăng sự dẻo dai cho cơ thể, tránh hoạt động mạnh và quá sức;

* Đánh giá được tính hiệu quả trong việc cân bằng mức đường huyết với chế độ luyện tập;

* Luyện tập làm tăng độ nhạy cho insulin, giúp insulin hoạt động hiệu quả, hỗ trợ thuận lợi cho quá trình trao đổi chất bên trong;

* Giải tỏa những căng thẳng, lo âu về căn bệnh và cuộc sống, gia đình, giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái.

Khi tập thể dục hàng ngày bệnh nhân cần phải tập với một tinh thần thư thái và vui tươi nhất

(Thái độ luyện tập thể thao đóng vai trò quyết định hiệu quả điều trị)

Như mục đích của việc luyện tập thể thao nêu trên, việc tập thể dục giúp giải tỏa tâm lý dễ dàng cho bệnh nhân. Vậy nên, bệnh nhân không thể mang theo tâm lý căng thẳng, gượng ép, hay khó chịu khi thực hiện bất cứ bài tập nào hay môn thể thao nào mỗi ngày.

Mà hãy thực hiện chúng với một tâm thái nhẹ nhàng, vui vẻ nhất phù hợp với thời gian, công việc, đời sống, thể trạng của mình, để phương pháp trị liệu bằng vận động hàng ngày này đem lại kết quả vượt trội, cải thiện tốt nhất căn bệnh và cho sức khỏe của người bệnh.

Bạn nên cùng tập luyện với người thân, bạn bè, hay những người bạn đồng cảnh ngộ sẽ dễ dàng tạo động lực cho nhau, giúp đỡ khi cần thiết và cùng trò chuyện trong quá trình luyện tập nghỉ ngơi, sẽ giúp người bệnh không nản trí, lười biếng hay thấy đơn độc.

Các bài tập thể dục chữa bệnh tiểu đường cũng như một cách giúp bệnh nhân thư giãn, nghỉ ngơi vậy thôi, không nên quá căng thẳng hay áp lực.

Tập thể dục phối hợp toàn thân, giúp tăng độ nhạy của insulin và cải thiện cho quá trình trao đổi chất

Các bài tập phối hợp toàn thân như đạp xe đạp, tập yoga, aerobic, dưỡng sinh, đi bộ, khí công, khiêu vũ,…đều là những sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh áp dụng thường ngày.

Để tập đúng và đạt hiệu quả trong điều trị, chọn được bài tập phù hợp với cơ địa, tuổi tác và tình trạng bệnh, bệnh nhân nên được chuyên gia về bộ môn thể thao tư vấn, hướng dẫn và cùng luyện tập trong thời gian ngắn, thành thục rồi mới tự tập ở nhà.

Nhờ phối hợp vận động toàn thân, giúp phá được khí huyết bị ứ trệ, tăng lưu thông khí huyết. Tái tạo tế bào, phục hồi các tổn thương và kích thích gia tăng hoạt động của các cơ quan bên trong, nhất là tuyến tụy trong việc sản sinh insulin cho quá trình hoạt động của các tế bào.

** Lưu ý trong quá trình tập thể dục chữa bệnh tiểu đường:

* Cần theo dõi chỉ số đường huyết, huyết áp trước, trong và sau khi luyện tập, để tránh hạ đường huyết hay huyết áp khi lượng mồ hôi tiết ra và nguồn năng lượng bị tiêu hao đáng kể;

* Bệnh nhân tiểu đường kèm theo biến chứng tim mạch có thể xảy ra cơn tim đập nhanh, thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, nếu tập quá sức;

* Các bệnh nhân tiểu đường có biến chứng về nhiễm trùng, khớp,… cần chú ý các bài tập, thời gian luyện tập để tránh làm tổn thương thêm sụn khớp đang tổn thương, hoặc gây chấn thương trong lúc luyện tập;

* Cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa về bài tập thể dục phù hợp với thể trạng và cách theo dõi tình trạng bệnh trước và sau khi luyện tập, chuẩn bị các pháp án sơ cứu khẩn cấp.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Tập thể dục – không thể thiếu cho mọi lứa tuổi và là ‘vitamin’ cho sức khỏe của con người.

Mẹo Nhỏ Chữa Bệnh Lười Tập Thể Dục Buổi Sáng

Mẹo Nhỏ Chữa Bệnh Lười Tập Thể Dục Buổi Sáng

1. Đặt Chuông Báo Thức Trên Điện Thoại Với Một Câu Danh Ngôn Hay

Hãy viết một lời nhắn với một câu danh ngôn đầy cảm hứng khi đặt chuông báo thức, để nhắc nhở bạn rằng tại sao bạn cần dậy sớm. Khi đọc những câu nói đầy động lực và ý nghĩ sẽ kích hoạt tiềm thức của bạn và giúp bạn mau chóng bước ra khỏi chiếc giường êm ấm.

2. Ăn Tối Hai Tiếng Trước Khi Ngủ

Bạn nên hoàn thành bữa tối của mình trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để hệ tiêu hoá có thời gian tiêu thụ thức ăn và bạn sẽ có giấc ngủ ngon sau đó. Ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bạn dậy sớm vào buổi sáng hơn.

3. Tránh Uống Nhiều Rượu Vào Bữa Tối

Không nên uống quá một ly rượu vang vào bữa tối. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo trong bữa ăn này.

4. Chuẩn Bị Quần Áo Vào Đêm Hôm Trước

Hãy chuẩn bị sẵn bộ đồ bạn cần mặc khi tập luyện và tất cả mọi thứ bạn cần cho một buổi sáng tập thể dục hiệu quả.

5. Bật Bài Hát Yêu Thích Ngay Khi Vừa Thức Dậy

Hãy đối xử thật tốt với chính mình! Tạo động lực cho bản thân! Hãy đeo headphone lên ngay khi bạn ra khỏi giường và nghe những bản nhạc sôi động giúp bạn tăng thêm tinh thần thể thao hơn nữa.

6. Hình Dung Một Tương Lai Tươi Đẹp

Trước khi chìm vào giấc ngủ vào ban đêm, hãy vẽ ra một buổi sáng mà bạn thực sự thưởng thức việc tập thể dục. Bạn sẽ cảm nhận hiệu ứng ngay lập tức khi hoàn thành nó và những lợi ích lâu dài mà việc tập thể dục có thể mang đến cho sức khoẻ và cuộc sống của bạn.

7. Có Một Kế Hoạch Tập Luyện

Xác định rõ ràng thói quen buổi sáng cho bạn. Hãy lên kế hoạch những bài tập khác nhau mà bạn sẽ thực hiện hoặc các tuyến đường mà bạn dự tính chạy, để giảm thiểu những đắn đo và việc phải ra quyết định tập gì, chạy ở đâu vào mỗi buổi sáng.

8. Đặt Mục Tiêu

Hãy tạo ra một kế hoạch dài hạn để duy trì thói quen dậy sớm. Và đọc thật to mục tiêu ấy vào mỗi buổi sáng trước khi bạn rời khỏi nhà đi tập thể dục. 

9. Hình Thành Thói Quen

Bạn nên có một lịch trình thường xuyên. Không gì tốt hơn bằng việc không bao giờ bỏ lỡ một buổi tập nào để có thể hình thành thói quen hàng ngày cho bạn. Điều này có thể sẽ khó khăn nhưng bạn nên quyết tâm cho một thói quen tốt thì không lãng phí chút nào.

10. Tìm Một Người Bạn Đồng Hành

Bạn sẽ luôn cảm thấy vui khi làm điều này với một người bạn. Bằng cách thuyết phục một người bạn, người hàng xóm, hay một thành viên trong gia đình cùng tham gia tập thể dục buổi sáng với bạn, điều này sẽ tạo thêm nhiều trải nghiệm thú vị và khiến bạn cảm thấy có trách nhiệm hơn để không bỏ lỡ bất kỳ buổi tập nào.

11. Tham Gia Vào Một Lớp Học

Một khoá tập buổi sáng có thể làm cho tinh thần thể thao thêm hứng thú hơn khi bạn thức dậy với những bài tập khác nhau cùng âm nhạc sôi động. Thêm vào đó, cách này có thể tạo cho bạn một chút áp lực cần thiết trong trường hợp bạn không tìm được một người đồng hành cùng tập với bạn.

12. Chạy Bộ Hoặc Đạp Xe Đến Nơi Tập

Hãy bắt đầu một ngày mới với một chút vận động cơ thể trước khi đến phòng gym hay địa điểm tập luyện. Điều này có thể giúp bài tập thể dục buổi sáng bớt đau cơ hơn khi cơ thể của bạn đã được khởi động từ trước.

13. Thư Giãn Sau Khi Tập

Sau khi tập xong, hãy dành thời gian để thư giãn và cảm nhận cơ thể tràn đầy năng lượng. Khi thư giãn, bạn sẽ cảm nhận được tâm trạng tích cực và tạo ra sức mạnh để duy trì năng lượng trong suốt cả ngày dài còn lại.

14. Chạy Bộ Quanh Nơi Ở

Thanh Hằng (tổng hợp)

Những Động Tác Thể Dục Đơn Giản Có Thể Chữa Bệnh

Theo giảng viên Yoga Trần Thế Long (Phụ trách bộ môn Dưỡng sinh Ứng dụng, Trung Tâm Nghiên cứu Văn hóa Phương Đông, thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), “Cánh bướm” là một bài tập Yoga được mô phỏng theo tư thế bướm bay được nhiều người ưa chuộng vì dễ tập ở mọi lúc mọi nơi. Bài tập “Cánh bướm” giúp phụ nữ phòng tránh bệnh phụ khoa, giảm tắc nghẽn và nâng cao sức khỏe vùng chậu, điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt, thư giãn, giảm đau các khớp, chỉnh sửa dáng vóc mềm mại, giúp lưng thẳng, thư giãn các dây thần kinh và cảm xúc…

Với đàn ông động tác “Cánh bướm” giúp giảm chứng yếu thận, đảm bảo sức khỏe của hệ thống sinh dục (tuyến tiền liệt, cơ quan sinh dục, thông tiểu, dưỡng thận…). Tập thường xuyên sẽ giúp chức năng bài tiết được kích thích mạnh mẽ, chức năng tiết niệu vận hành thuận lợi, giảm đau thần kinh tọa, làm mềm các khớp, đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát hơn.

Ông Phúc Toàn Anh (Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, những người phải ngồi nhiều, các chất cặn bã thừa sẽ lắng đọng và tích tụ trong cơ thể, nhất là ở vùng bụng, xương chậu và lâu ngày không được đào thải sẽ gây bệnh về thận, phụ khoa… và nhiều bệnh nguy hiểm khác, trong đó có các bệnh về da. Bài tập “Cánh bướm” giúp thông kinh mạch, chống hàn tà xâm nhập cơ thể, làm sạch cơ thể, lưu thông khí huyết tốt, cung cấp máu đến vùng bụng và xương chậu. Tập đều vào mỗi buổi sáng sẽ tránh bị cảm lạnh.

Thực hiện:

– Hãy ngồi nơi bằng phẳng có thể trải tấm lót, hoặc ngồi ngay trên giường, trên sàn nhà.

– Hai tay ôm chặt lấy 10 đầu ngón chân (2 lòng bàn chân luôn áp vào nhau), càng sát cơ thể càng tốt.

– Nhẹ nhàng mở rộng đầu gối sang hai bên và nhịp lên xuống như cánh bướm đập. Cố gắng mở rộng xương chậu, hai đầu gối càng chạm đất càng tốt. Tư thế ngồi lưng thẳng, vai thả lỏng, cần làm động tác khoảng 500-1.000 cái. Người có bệnh cần tập nhiều hơn. Nếu phòng bệnh thì có thể giảm bớt số lượng, hoặc tập nhiều lần trong ngày để gia tăng sức khỏe.

Cả khí công và yoga đều có bài “Cánh bướm”, do Tổ y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông truyền lại. Bài tập phát huy tốt nhất khi sáng ngủ dậy và cần duy trì lâu dài để cải thiện sức khỏe, nhất là cải thiện chuyện “yêu”.

Vỗ cánh tay giúp chữa 7 loại bệnh

Theo Đông y, cánh tay có nhiều huyệt, kinh mạch được kết nối với nội tạng, chủ yếu là hệ tiêu hóa và đặc biệt là nhạy cảm với đại tràng. Đặc biệt huyệt Khúc trì ở đường rãnh gấp khuỷu tay nếu được vỗ hàng ngày sẽ kích hoạt đại tràng, tốt cho phổi, giúp ngăn ngừa táo bón, giải độc dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da, làm đẹp, giảm ho, đau họng, hạ đường huyết, giảm mỡ máu nếu được vỗ, đập đều, đúng huyệt.

Thực hiện:

-Xòe bàn tay hoặc nắm lại, sau đó vỗ nhẹ từ bàn tay đến phần vai trên cổ. Tập 5-10 phút/ngày, có thể tập nhiều hơn.

Động tác “Chim yến bay” hỗ trợ chữa đau lưng

Theo giảng viên Trần Thế Long, trong Yoga động tác “Chim yến bay” kéo giãn cột sống, hỗ trợ chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm không cần uống thuốc vì nó luyện tập các cơ bắp, dây chằng, sắp xếp và củng cố đĩa đệm từng bước trở lại vị trí ban đầu. Có thể thực hiện theo 2 tư thế:

Chim yến bay đứng

Giữ cơ thể ở tư thế đứng, áp bụng vào tường, vai mở rộng ra phía sau, lòng bàn tay hướng vào nhau, hoặc đều hướng ra sau.

Đầu ngửa ra sau, chân và tay hướng về phía sau lưng để cho vùng bụng căng hình vòng cung.

Chim yến bay nằm

Nằm trên thảm, bụng úp xuống mặt thảm.

Giơ hai cánh tay về phía sau lưng, giơ cao dần lên theo khả năng. Khi giơ tay đồng thời ngẩng đầu lên cao, càng uốn cong người thì càng tác động đến vùng xương lưng. Mỗi ngày cần tăng độ khó lên.

Dựa chân vào tường ngừa giãn tĩnh mạch

“Dựa chân vào tường” từng lan tỏa khắp thế giới vì giúp chân săn chắc, thon gọn, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp, dồn tâm trí tập trung vào hơi thở, tiết chế cơn nóng giận.

Động tác này rất hiệu quả cho người mắc chứng chân to, đùi to, bị phù nề, ngồi nhiều…

Thực hiện:

Nằm hướng mặt vào tường, mông sát tường rồi giơ chân lên cao (giống như trồng cây chuối phần chi dưới), từ mông đến gót chân dựa sát chạm tường.

Người có cơ thể cứng không dựa thẳng chân được thì dùng gối kê mông hoặc cách mông xa tường một chút.

Kiễng gót chân dưỡng tim, ngừa đột quỵ

Việc xoa bóp bàn chân đã cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương, tăng cường ham muốn tình dục…

Động tác kiễng gót chân cũng là một hình thức massage chân, giúp dưỡng thận, dưỡng tinh, giảm táo bón, trĩ, bí tiểu, giúp não khỏe mạnh, ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim, cải thiện phù nề, lưu thông máu, đồng thời làm nhỏ đôi chân…

Thực hiện:

Kiễng chân cao hết sức có thể. Trọng lực dồn vào ngón chân.

Sau đó thả lỏng và hạ xuống. Tập 20-30 cái/lần tập và tập 7 lần/ngày.

Động tác “Úp mặt vào tường”

Động tác “Úp mặt vào tường” kết hợp hít vào – thở ra đúng nhịp sẽ thư giãn, giúp hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng, điều chỉnh cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Thực hiện:

Đứng úp mặt vào tường, hai chân khép lại, tư thế thả lỏng thoải mái.

Từ từ ngồi xuống, ở tư thế ngồi xổm, rồi từ từ đứng lên (mới tập có thể chống tay vào đầu gối). Làm đều đặn kết hợp hít vào – thở ra đúng nhịp.

Các Bài Tập Thể Dục Chữa Bệnh Đau Lưng Đơn Giản Tại Nhà

Các bài tập thể dục chữa bệnh đau lưng có những động tác và quy tắc quan trọng giúp người bệnh đẩy lùi tình trạng đau nhức lưng hiệu quả. Đồng thời giúp hạn chế sự co cứng của cột sống, giảm áp lực, làm giảm nguy cơ thoái hóa và sự ma sát giữa các đốt sống bên trong. Bên cạnh đó, những bài tập này còn rất đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Các bài tập thể dục chữa bệnh đau lưng đơn giản tại nhà

Người bệnh nên thực hiện những bài tập này từ 4 – 6 lần/tuần. Ở mỗi bài tập, bạn cần lặp đi lặp lại các động tác từ 3 – 10 lần để có thể cảm nhận được hiệu quả cao nhất.

Bài tập 1: Bài tập cuộn người điều trị bệnh đau lưng

Cách thực hiện:

Bài tập 2: Điều trị bệnh đau lưng bằng bài tập đạp xe

Cách thực hiện:

Người bệnh nằm ngửa trên sàn

Tay đặt sau gáy, sau đó nâng đầu lên khỏi sàn

Một bên chân duỗi thẳng và đặt cao hơi so với sàn

Một bên chân co lại, đặt cao gần với ngực

Tiếp tục co chân trái tới gần vai phải. Đồng thời nâng chân phải lên cao

Đổi bên chân

Thực hiện động tác ở mỗi bên chân 10 lần. Thực hiện tổng cộng 20 lần cho cả bài tập

Người bệnh cần lưu ý hít vào khi co chân, sau đó thở ra khi về trạng thái ban đầu.

Bài tập 3: Bài tập gập người khắc phục bệnh đau lưng

Cách thực hiện:

Người bệnh gập người ở tư thế hai chân quỳ dưới sàn, lưng thẳng song song với mặt sàn, một bên tay đặt sau gáy và một bên tay vuông góc với sàn

Đưa tay đặt sau gáy. Đồng thời vươn người ra đằng trước và kéo giãn cơ lưng

Giữ nguyên trạng thái từ 5 – 10 giây, thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu

Lặp lại động tác gập người khắc phục bệnh đau lưng 10 lần.

Bài tập 4: Bài tập vươn người sấp khắc phục bệnh đau lưng

Cách thực hiện:

Bài tập 5: Chữa trị bệnh đau lưng bằng bài tập leo núi

Cách thực hiện:

Người bệnh đặt hai tay chống lên sàn, mũi chân chạm đất, người gập hình tam giác, đầu chếch về phía sàn

Vươn người về phía trước một cách từ từ. Đồng thời người bệnh hạ thấp phần giữa thân người

Một chân co lên gần vai, một chân vẫn giữ nguyên trên sàn

Đổi bên chân

Thực hiện động tác ở mỗi bên chân 10 lần. Thực hiện tổng cộng 20 lần cho cả bài tập.

Bài tập 6: Điều trị bệnh đau lưng bằng bài tập cúi người

Cách thực hiện:

Người bệnh quỳ trên sàn, đưa hai tay ra phía sau và đặt ở sau gáy, giữ thẳng lưng

Gập người xuống một cách từ từ sao cho lưng và mặt song song với sàn, bụng gập

Giữ nguyên trạng thái từ 5 – 10 giây, thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu

Lặp lại động tác cúi người khắc phục bệnh đau lưng 10 lần

Người bệnh cần lưu ý thực hiện động tác chậm rãi nhưng điều nhịp.

Bài tập 7: Bài tập điều trị bệnh đau lưng bằng cách đứng lên ngồi xuống với ghế

Cách thực hiện:

Bài tập 8: Bài tập khắc phục tình trạng đau lưng cùng với bàn làm việc

Cách thực hiện:

Bài tập 9: Bài tập “con châu chấu” điều trị bệnh đau lưng

Cách thực hiện:

Bài tập 10: Bài tập “con thằn lằn” chữa bệnh đau lưng

Cách thực hiện:

Người bệnh nằm sấp trên sàn với từ thế thả lỏng cơ thể

Bàn tay úp xuống và đặt ngang vai, duỗi thẳng hai chân

Đặt cằm xuống sàn

Sử dụng lực từ tay nâng nửa thân người lên. Đồng thời ưỡn ngực và ưỡn đầu tối đa về phía trước

Giữ nguyên tư thế của chân

Cố gắng giữ nguyên vị trí của cơ thể trong khoảng 5 – 10 giây

Thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu

Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.